-
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp
Đất rừng tại tiểu khu 614 (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng) bị lấn chiếm để trồng cây hàng năm và cả xây dựng công trình |
Hơn 11 ha đất bị lấn chiếm suốt nhiều năm
Năm 2010, UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi tổng diện tích đất hơn 130 ha (trong đó, 74,76 ha do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri quản lý và 55,41 ha do UBND huyện Bảo Lâm quản lý) tại tiểu khu 614 (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) để cho Công ty TNHH Kỹ thuật nhựa Khang Thịnh (gọi tắt là Công ty Khang Thịnh) thuê. Mục đích thuê là triển khai dự án đầu tư trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng, thời hạn 50 năm, kể từ ngày 18/5/2010.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, do quá trình triển khai thực hiện dự án, Công ty Khang Thịnh có nhiều sai phạm về đầu tư, không có khả năng thực hiện dự án và để người dân lấn, chiếm đất, sang nhượng đất trái phép trong diện tích đất được giao quản lý, nên ngày 15/2/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất chấm dứt hoạt động đầu tư dự án; đồng thời giao các cơ quan liên quan thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án và tham mưu thu hồi diện tích đất đã cho Công ty Khang Thịnh thuê.
Đến ngày 4/7/2017, UBND tỉnh Lâm Đồng thu hồi toàn bộ diện tích hơn 130 ha đã cho Công ty Khang Thịnh thuê và giao Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri quản lý.
Theo Biên bản giao đất, giao rừng (lần 2) ngày 1/3/2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng về việc bàn giao đất, rừng thu hồi của Công ty Khang Thịnh và giao Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri quản lý, tại khoảnh 3, tiểu khu 614 có 9 hộ gia đình, cá nhân đang chiếm đất để sản xuất nông nghiệp (trồng cây lâu năm) và sử dụng vào mục đích làm nhà ở, trong đó có nhiều trường hợp đã chuyển nhượng nhiều lần.
Trước đó, Thông báo số 395/TB-HKL, ngày 6/8/2015 của Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm cũng xác định, trong diện tích đất rừng mà Công ty Khang Thịnh được UBND tỉnh Lâm đồng cho thuê có 11,2 ha đất bị các hộ dân lấn chiếm đất sản xuất nông nghiệp.
Cụ thể, ông Lê Văn Ánh sử dụng 21.334 m2 đất có nguồn gốc nhận sang nhượng của ông Lê Trọng Bình (trú tại tỉnh Đồng Nai). Việc sang nhượng thể hiện bằng giấy viết tay ngày 2/5/2024 (không có xác nhận của địa phương hay cơ quan, đơn vị, tổ chức nào). Trước đó, ông Bình nhận sang nhượng khu đất này từ 2 người khác.
Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng gửi UBND tỉnh Lâm Đồng mới đây cho biết, thời điểm bắt đầu sử dụng diện tích hơn 21.334 m2 đất của ông Ánh không được Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Vì thế, đây là hành vi chiếm đất.
Đáng nói, việc các hộ dân lấn, chiếm đất tại khoảnh 3, tiểu khu 614 diễn ra vào năm 2015. Khi UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định thu hồi đất đã cho Công ty Khang Thịnh thuê (năm 2017) và trong quá trình bàn giao đất, giao rừng cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri vào năm 2018, các cơ quan chức năng của huyện và tỉnh đã phát hiện các hộ dân lấn, chiếm đất, sang nhượng đất trái phép. Nhưng đến ngày 18/7/2024, các cơ quan chức năng của huyện Bảo Lâm và UBND huyện Bảo Lâm mới lập hồ sơ vi phạm, biên bản vi phạm hành chính và đến ngày 17/9/2024 mới hoàn thiện hồ sơ trình xử lý vi phạm. Lúc này, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính… đã hết và chỉ áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Theo một lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, nếu còn thời hiệu xử lý vi phạm hành chính, thì ông Ánh phải bị xử phạt 105 triệu đồng. Tuy vậy, do thời hiệu xử lý vi phạm hành chính đã hết, nên Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng chỉ có thể đề xuất biện pháp khắc phục hậu quả là buộc ông Ánh khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và trả lại diện tích đất đã chiếm cho Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri; đồng thời yêu cầu ông này nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính với số tiền hơn 9,8 triệu đồng.
Tương tự, bà Phạm Thị Xuân (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) cũng chiếm đất nông nghiệp là đất rừng sản xuất với diện tích hơn 10.000 m2 (thuộc khoảnh 3, tiểu khu 614, xã Lộc Ngãi) do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri quản lý để trồng cây lâu năm. Thời điểm sử dụng đất bắt đầu từ ngày 16/11/2017 (ngày nhận sang nhượng) đến ngày 18/7/2024 (ngày lập biên bản vi phạm hành chính). Như vậy, thời gian vi phạm của bà Xuân là hơn 6,5 năm. Nhưng, bà Xuân cũng không bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 105 triệu đồng, mà chỉ bị đề xuất áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Đề nghị làm rõ trách nhiệm của các tập thể, cá nhân liên quan
Trên diện tích đất do Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri quản lý còn tồn tại 3 trường hợp khác cũng lấn, chiếm đất với diện tích khá lớn, nhưng rơi vào tình trạng tương tự là không thể xử lý vi phạm hành chính do hết thời hiệu xử lý, mà chỉ bị đề xuất áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, ngày 12/7/2024, ông Đồng Văn Trường, Phó chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm giao Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri kiểm tra hồ sơ đã thiết lập 11,2 ha chiếm đất tại khoảnh 3, tiểu khu 614, xã Lộc Ngãi; bàn giao về Hạt Kiểm lâm trước ngày 16/7/2024; treo biển thông báo tại hiện trường để các hộ dân đang lấn chiếm không được chăm sóc cây trồng vì sẽ giải tỏa trong thời gian tới.
Ông Trường cũng yêu cầu Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm tiếp nhận hồ sơ từ Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri chuyển đến, chủ trì và phối hợp với UBND xã Lộc Ngãi, Ban Quản lý rừng phòng hộ Đam B’ri lập biên bản vi phạm chính theo quy định của pháp luật, chuyển toàn bộ hồ sơ về Phòng Tài nguyên và Môi trường trước ngày 19/7/2024. Tuy nhiên, đến ngày 17/9/2024, huyện Bảo Lâm mới hoàn thiện hồ sơ trình xử lý vi phạm.
Liên quan sự việc này, ông Nguyễn Ngọc Phúc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng (thay mặt UBND tỉnh) cho rằng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phát hiện hành vi vi phạm hành chính đối với 5 trường hợp là các cá nhân vào năm 2015 và năm 2018. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay mới hoàn thiện hồ sơ, trình xử lý vi phạm hành chính, nhưng đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).
Từ đó, ông Phúc yêu cầu UBND huyện Bảo Lâm chỉ đạo rà soát, báo cáo làm rõ nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm và đề xuất hình thức xử lý đối với các tập thể, cá nhân liên quan do chậm lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính. Đồng thời, UBND tỉnh đề nghị UBND huyện Bảo Lâm chỉ đạo các cơ quan chức năng của huyện thường xuyên kiểm tra, kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn quản lý, bảo đảm kịp thời theo quy định của pháp luật; không để xảy ra trường hợp tương tự nêu trên trong thời gian tới.
-
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp -
Chủ đầu tư dự án An Huy Mỹ Việt nói không biết dự án đang bán hàng -
Tận dụng chất thải nạo vét dự án Cảng Quốc tế Hòn La để san lấp mặt bằng cảng
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up