
-
Chủ tịch tỉnh Kon Tum chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc cho các nhà đầu tư
-
TP.HCM kiến nghị áp dụng cơ chế đặc thù để làm nhanh tuyến metro đến Cần Giờ
-
Đồng Tháp muốn xây dựng chuỗi liên kết cho ngành hàng nông nghiệp chủ lực
-
Nghệ An: Bảo đảm đến hết năm 2025 giải ngân đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch
-
Không thể bỏ lỡ cơ hội thu hút FDI vào công nghệ cao -
Đề xuất phương án đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum
Cục Đầu tư nước ngoài vừa chính thức công bố, 11 tháng đầu năm 2018, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 16,5 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2017.
![]() |
. |
Trong khi đó, nếu tính vốn đăng ký, theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/11/2018, cả nước có 2.714 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký cấp mới là 15,78 tỷ USD, bằng 79,7% so với cùng kỳ năm 2017; có 1.059 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7,4 tỷ USD, bằng 92,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Ngoài ra, cũng trong 11 tháng năm 2018, cả nước có 5.882 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 7,6 tỷ USD, tăng 44,4% so với cùng kỳ 2017.
Như vậy, tính chung trong 11 tháng năm 2018, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 30,8 tỷ USD, bằng 93,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Tuy vẫn chưa bằng so với cùng kỳ năm trước, song con số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 11 tháng đạt hơn 30 tỷ USD cho thấy, Việt Nam tiếp tục là một điểm đến đầu tư hấp dẫn trong khu vực.
Xét về lĩnh vực đầu tư, kể từ đầu năm tới nay, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất, với tổng số vốn đạt 14,2 tỷ USD, chiếm 46,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai, với tổng vốn đầu tư 6,5 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ 3 là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3,1 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký...
Còn xét theo đối tác đầu tư, Nhật Bản vẫn vững vàng ở vị trí thứ nhất, với tổng vốn đầu tư là gần 8 tỷ USD, chiếm 25,9% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 6,8 tỷ USD, chiếm 22,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,1 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư...
Cả năm, theo dự báo, thu hút đầu tư nước ngoài năm nay khó đạt được con số gần 36 tỷ USD của năm ngoái, do khó có dự án quy mô lớn nào được cấp chứng nhận đầu tư trong tháng cuối cùng của năm. Tuy nhiên, vốn giải ngân vẫn tiếp tục xu hướng tích cực, dự kiến cao hơn con số 17,5 tỷ USD của năm ngoái.

-
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn với nhà đầu tư Dubai -
Nghệ An: Bảo đảm đến hết năm 2025 giải ngân đầu tư công đạt trên 95% kế hoạch -
Không thể bỏ lỡ cơ hội thu hút FDI vào công nghệ cao -
Đề xuất phương án đầu tư cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum -
Khởi công Bệnh viện Đa khoa quốc tế Thủy Nguyên vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng -
Quảng Ngãi xây dựng quy hoạch Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất 521 ha -
Phương án nâng cấp tuyến Nội Bài - Bắc Ninh thành cao tốc vốn 2.812,43 tỷ đồng
-
SKYLED Hà Nội - Quảng cáo đồng bộ tạo nhận diện thương hiệu doanh nghiệp mạnh mẽ
-
Giải mã thị trường hạng sang Hà Nội: Kepler Tower HH-02 khẳng định "giá trị thật" thu hút dòng tiền thông minh
-
Cùng VPBank khám phá “vẻ đẹp tiền ẩn” khi hiểu mình và tư duy chủ động với tiền
-
CT Group bắt tay Tập đoàn ARUP để phát triển đô thị bền vững
-
Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Co-opBank thành công tốt đẹp
-
VietNam Land chính thức ký kết hợp tác phân phối dự án La Pura