
-
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11% -
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng
![]() |
Nhựa Hà Nội đang được định hướng trở thành doanh nghiệp chuyên phụ trách mảng công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện nhựa của Tập đoàn An Phát Holdings. |
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh thông báo đã nhận hồ sơ đăng ký niêm yết của Công ty cổ phần Nhựa Hà Nội với tổng số 34,44 triệu cổ phiếu đăng ký niêm yết, tương ứng số vốn điều lệ 344,4 tỷ đồng của công ty.
Nhựa Hà Nội tiền thân là Xí nghiệp Nhựa Hà Nội được thành lập năm 1972, trụ sở tại Tổ 12, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội. Hiện Nhựa Hà Nội là thành viên của Tập đoàn An Phát Holdings, hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ kiện nhựa ngành ô tô, xe máy, linh kiện nhựa điện tử... chuyên cung cấp cho Toyota Việt Nam, Honda Việt Nam, Piaggio… Trong đó, sản phẩm cung cấp cho Honda Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu hằng năm của Nhựa Hà Nội.
Công ty sở hữu 2 nhà máy tại Long Biên, Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Các nhà máy này rất thuận lợi cho giao hàng chuyển đi các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu qua cảng Hải Phòng.
Nhựa Hà Nội đưa cổ phiếu lên giao dịch trên Upcom từ hơn 2 năm trước, ngày 8/9/2017 với mã chứng khoán NHH.
Sau nhiều lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của Nhựa Hà Nội đã tăng hơn 5 lần, lên mức 344,4 tỷ đồng trong đó Tập đoàn An Phát Holdings nắm 48,03% cổ phần, Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư MB và Quỹ đầu tư giá trị MB Capital sở hữu 20,23% cổ phần.
Trong chiến lược phát triển của An Phát Holdings, Nhựa Hà Nội, là một mắt xích quan trọng trong chuỗi sinh thái ngành nhựa, với tầm nhìn chiến lược sẽ trở thành doanh nghiệp số 1 trong ngành công nghiệp hỗ trợ.
Về kết quả sản xuất kinh doanh những năm qua, Nhựa Hà Nội vẫn ghi nhận doanh thu tăng trưởng tuy nhiên lợi nhuận lại có xu hướng đi lùi. Sau 6 tháng đầu năm 2019, công ty đạt 553 tỷ đồng doanh thu, tăng 16,4% so với cùng kỳ.
Dù vậy, giá vốn tăng mạnh khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm 15,6% so với nửa đầu năm 2018, xuống 19,5 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) ở mức 585 đồng.
Tính đến cuối tháng 6/2019, nợ vay ngắn và dài hạn của Nhựa Hà Nội đã đạt 247,5 tỷ đồng, tăng gấp 5,3 lần đầu năm. Dòng tiền vay nợ ròng tăng thêm gần 152 tỷ đồng trong 6 tháng.
Tại Ðại hội đồng cổ đông thường niên 2019, Nhựa Hà Nội đã đặt kế hoạch kinh doanh tăng trưởng trở lại với 1.130 tỷ đồng doanh thu và 67 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, lần lượt tăng 9,8% và 20% so với thực hiện 2018.

-
Hòa Phát động thổ nhà máy ray; CIENCO4 muốn làm đường sắt; Novaland dự kiến tiếp tục lỗ
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11% -
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort