
-
Quản trị dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả trong nền kinh tế tuần hoàn
-
Hà Nội lập Ban Chỉ đạo thúc đẩy khoa học, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
GM Việt Nam 2025: Nơi hội tụ câu chuyện tầm cỡ, phụng sự kỷ nguyên vươn mình của kinh tế số Việt Nam
-
Hà Nội triển khai chiến dịch 45 ngày đêm ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường
-
Hà Nội kiến tạo chính quyền gần dân bằng công nghệ và tư duy mới -
Phường Cửa Nam, Hà Nội thử nghiệm đưa robot AI vào hỗ trợ thực hiện hành chính công
Con số nói trên còn tăng, bởi theo dự báo của cơ quan này, doanh thu thương mại điện tử ước đạt hơn 27 tỷ USD trong năm nay và khoảng 35 tỷ USD sau vài năm tới do kinh tế số lên ngôi, cùng sự đổ bộ của nhiều nền tảng thương mại điện tử nước ngoài vào Việt Nam.
Gần đây nhất, Temu - sàn thương mại điện tử nước ngoài xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ tháng 10, với loạt chương trình giảm giá sâu nhiều mặt hàng - đã thu hút một lượng lớn khách Việt “xuống tiền”. Nhưng không phải chờ đến khi Temu đổ bộ, từ trước đó, người tiêu dùng Việt đã mua hàng từ nước ngoài trên các sàn thương mại điện tử như Shein, Taobao hay AliExpress… với đủ loại hàng hóa và được giao tận nhà. Trong khi đó, các gian hàng ngoại, từ quần áo, phụ kiện đến đồ dùng gia đình, nhà bếp... xuất hiện ngày một nhiều trên các sàn thương mại điện tử nước ngoài hoạt động từ lâu tại Việt Nam như Shopee, Lazada... đã ít nhiều chiều lòng được một bộ phận không nhỏ khách hàng Việt.
Việc người tiêu dùng tăng chi tiêu trên các sàn thương mại điện tử nước ngoài bán trực tiếp tại Việt Nam hoặc thông qua các gian hàng ngoại trên Shopee, Lazada… đồng nghĩa “miếng bánh” thị phần không hề nhỏ đã bị tuột khỏi tay của nhà sản xuất nội địa, doanh thu, lợi nhuận đã bị chia sẻ. Thậm chí, có doanh nghiệp Việt đã thốt lên rằng “hàng giá rẻ nước ngoài đã và đang nuốt chửng thị phần của doanh nghiệp sản xuất trong nước”.
Thực trạng trên đang đặt ra thách thức không nhỏ trong công tác quản lý, kiểm soát thương mại điện tử.
Thực tế, doanh nghiệp Việt dù cố đến mấy cũng khó có thể cạnh tranh với hàng ngoại nhập giá rẻ vì xét cho cùng, khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu, quy mô sản xuất, nền tảng bán hàng và các dịch vụ hỗ trợ đi kèm của doanh nghiệp trong nước hiện rất hạn chế.
Không phải không có lý khi nói rằng, lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam gần như bị chiếm lĩnh bởi các sàn ngoại, chủ yếu đến từ nước ngoài. Đơn cử như Shopee thuộc Tập đoàn SEA Limited - có trụ sở tại Singapore, nhưng cổ đông lớn nhất là Tencent (Trung Quốc); TikTok Shop thuộc sở hữu của ByteDance, Lazada thuộc sở hữu của Alibaba (Trung Quốc). Trong khi đó, Shopee, TikTok Shop và Lazada hiện chiếm hơn 90% thị phần thương mại điện tử Việt Nam.
Chứng kiến sự lên ngôi của thương mại điện tử, ông Hoàng Văn Cường, đại biểu tham dự Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XV quan ngại, việc nhiều sàn giao dịch quảng cáo rất rầm rộ, giảm giá đến 70% “là cảnh báo lớn rất cần quan tâm trong lĩnh vực tiêu dùng”. Ông cho rằng, nếu không có giải pháp kiểm soát, thì khi mua hàng qua kênh thương mại điện tử xuyên biên giới, người tiêu dùng rất dễ mua phải hàng kém chất lượng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong nước.
Kinh doanh thương mại điện tử là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế hội nhập, nhưng điều quan trọng là phải kiểm soát được chất lượng hàng hóa bán qua sàn, kiểm soát được việc nộp thuế, qua đó đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh. Thực tế cũng cho thấy, nhìn qua thì đơn hàng trên những kênh này thường có giá trị nhỏ, nhưng xét về tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu, thì con số đó lại khá lớn.
Lo ngại ngành sản xuất nội địa bị chèn ép bởi hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, một số quốc gia đã bỏ quy định miễn thuế đối với hàng hóa có giá trị nhỏ nhập khẩu bán qua sàn. Từ ngày 1/7/2021, Liên minh châu Âu đã bãi bỏ việc áp dụng chính sách miễn thuế với hàng có giá trị dưới 150 euro với lý do chống thất thu thuế và đảm bảo công bằng trong kinh doanh. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia cũng có động thái tương tự.
Việt Nam hiện là thị trường tiềm năng với nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử xuyên biên giới. Chắc chắn sẽ có thêm doanh nghiệp mới tìm cách thâm nhập thị trường Việt Nam. Do vậy, để chủ động nâng cao sức cạnh tranh cùng khả năng phòng vệ, các doanh nghiệp trong nước cần chủ động đầu tư cải tiến trang thiết bị, nhanh nhạy hơn trong nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, từ đó tập trung sản xuất những mặt hàng có lợi thế, đồng thời quan tâm nhiều hơn tới chính sách bán hàng, chính sách hậu mãi.
Trong vòng vây của sàn thương mại điện tử, ngoài nỗ lực tự thân, doanh nghiệp trong nước sẽ vững tâm hơn khi các cơ quan chức năng có chính sách ứng xử phù hợp với “làn sóng” thâm nhập thị trường Việt Nam của các sàn thương mại xuyên quốc gia, để vừa hỗ trợ sản xuất trong nước, vừa tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên nền tảng số, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.

-
Quản trị dữ liệu doanh nghiệp hiệu quả trong nền kinh tế tuần hoàn
-
Hà Nội lập Ban Chỉ đạo thúc đẩy khoa học, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số
-
GM Việt Nam 2025: Nơi hội tụ câu chuyện tầm cỡ, phụng sự kỷ nguyên vươn mình của kinh tế số Việt Nam
-
Hà Nội triển khai chiến dịch 45 ngày đêm ra quân hỗ trợ chuyển đổi số tại 126 xã, phường
-
Hà Nội kiến tạo chính quyền gần dân bằng công nghệ và tư duy mới -
Phường Cửa Nam, Hà Nội thử nghiệm đưa robot AI vào hỗ trợ thực hiện hành chính công -
Ưu đãi vượt trội, Đà Nẵng hút vốn đầu tư vào trí tuệ nhân tạo -
Kế hoạch của Chính phủ thúc đẩy tạo lập dữ liệu phục vụ chuyển đổi số toàn diện -
Cho phép góp vốn vào Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo bằng quyền sở hữu trí tuệ -
Cạnh tranh không lành mạnh, Công ty SPX Express bị phạt 200 triệu đồng -
Hà Nội đồng loạt triển khai hóa đơn điện tử, dịch vụ công trực tuyến toàn trình
-
Vedan trao tặng 2 căn nhà Chữ thập đỏ tại Đồng Nai
-
SASCO triển khai nhiều hoạt động tri ân, kỷ niệm 78 năm ngày Thương binh Liệt sĩ
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Vinamilk: Tri ân thế hệ đi trước là cách chăm sóc thế hệ mai sau
-
Hinode Supermarket gửi thư mời hợp tác cung ứng ngành hàng
-
Máy đo chuyên dụng - Đơn vị phân phối kìm bấm cos thủy lực uy tín