
-
Hà Nội đẩy mạnh chống lãng phí, tiếp tục tạo đà tăng trưởng
-
Sắp khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội
-
Hà Nội thúc đẩy xây dựng Mạng lưới Không gian Văn hóa Sáng tạo
-
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ”
-
Báo Tài chính - Đầu tư trao 100 suất quà cho các học sinh vượt khó ở Kon Tum -
“Tiếp sức mùa thi” 2025: Ứng dụng công nghệ AI hỗ trợ thí sinh vượt qua kỳ thi quan trọng
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến thời điểm kết thúc đăng ký xét tuyển đại học đợt 1 năm 2023 vào cuối ngày 30/7, tổng số thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển là hơn 660.000 (tương đương 66% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT).
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Trong hơn 1 triệu thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023, số thí sinh dự thi vừa để xét tốt nghiệp và tuyển sinh là 917.731 (chiếm 89,52%). Số thí sinh chỉ dự thi để xét tuyển sinh là 34.203 (chiếm 3,34%).
Như vậy, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển năm 2023 trước kỳ thi tốt nghiệp THPT là khoảng 951.900 em. Sau khi hệ thống đóng, thí sinh sẽ không thể vào để đăng ký hay điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Điều này đồng nghĩa với gần 292.000 thí sinh bỏ cơ hội xét tuyển đại học đợt 1 năm 2023.
Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo kết thúc đợt đăng ký nguyện vọng xét tuyển, tỉ lệ thí sinh đăng ký cao hơn năm 2022.
Trước đó, năm 2022, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển đại học trên hệ thống là 642.270, năm 2021 số lượng là 794.739.
Theo các chuyên gia, có hai lý do thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học. Nhiều thí sinh chọn con đường học nghề hoặc đi du học để phù hợp với định hướng bản thân, kinh tế gia đình.
Một lý do khác là theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu thí sinh phải nhập tất cả các nguyện vọng, bao gồm cả các nguyện vọng trúng tuyển sớm lên hệ thống của Bộ. Không loại trừ khả năng thí sinh ở khu vực vùng sâu vùng xa còn lúng túng, không thực hiện đúng quy định này.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định thí sinh nộp lệ phí xét tuyển bằng hình thức trực tuyến trên hệ thống. Việc nộp lệ phí được chia thành 6 đợt, tùy từng tỉnh, thành để đảm bảo an toàn, thuận lợi, tránh hiện tượng quá tải trong quá trình thí sinh thanh toán trực tuyến.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, mỗi thí sinh có thời gian 2 ngày để nộp lệ phí xét tuyển.
Trong đó, thí sinh ở Hà Nội nộp lệ phí từ 0 giờ ngày 31/7 đến 17 giờ ngày 1/8.
Hệ thống đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2023 cho phép thí sinh được lựa chọn 1 trong 17 kênh thanh toán khác nhau (cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia) để đóng lệ phí xét tuyển, bao gồm các kênh ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán, ví điện tử. Thí sinh có thể tự thanh toán hoặc nhờ người thân, thầy/cô giáo thanh toán hộ trên giao diện thanh toán của thí sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt lưu ý thí sinh chỉ nộp lệ phí trên Hệ thống xét tuyển, không thực hiện trên bất kỳ kênh thanh toán nào khác (trường hợp phát sinh kênh thanh toán khác, bộ sẽ có thông báo trên hệ thống xét tuyển và các phương tiện thông tin đại chúng).
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay, quá trình thanh toán trực tuyến phụ thuộc việc kết nối nhiều hệ thống khác nhau, vì vậy thí sinh có thể gặp tình huống tắc nghẽn hệ thống.
Trong trường hợp đó, thí sinh không nên cố gắng truy cập lại ngay, chờ khoảng 30 phút sau thực hiện lại.
Từ 0h ngày 31/7 đến 17h ngày 1/8: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.
Từ 0h ngày 1/8 đến 17h ngày 2/8: Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng.
Từ 0h ngày 2/8 đến 17h ngày 3/8: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.
Từ 0h ngày 3/8 đến 17h ngày 4/8: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum.
Từ 0h ngày 4/8 đến 17h ngày 5/8: TP.HCM, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh.
Từ 0h ngày 5/8 đến 17h ngày 6/8: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

-
Sắp khai trương Trung tâm Báo chí Thủ đô Hà Nội -
Báo chí đồng hành cùng di sản: Kết nối văn hóa - thúc đẩy du lịch vùng -
Hà Nội dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giảm xã, phường sau sắp xếp -
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt mục tiêu 100% dịch vụ công trực tuyến vào năm 2030 -
Hà Nội thúc đẩy xây dựng Mạng lưới Không gian Văn hóa Sáng tạo -
Hà Nội tăng cường theo dõi, ứng phó thiên tai từ sớm theo phương châm “4 tại chỗ” -
Báo Tài chính - Đầu tư trao 100 suất quà cho các học sinh vượt khó ở Kon Tum
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”
-
Nên mua nhà trước hay sau khi sáp nhập tỉnh thành?
-
Yara Việt Nam bổ nhiệm tổng giám đốc mới
-
Becamex Tokyu hợp tác các sàn bất động sản hàng đầu để đưa chuẩn sống Nhật đến khách hàng Việt