
-
Góp sức trẻ, đồng hành cùng sự phát triển của EVNGENCO3
-
Quảng Ninh: 300 vận động viên Việt Nam - Trung Quốc đạp xe đạp hữu nghị qua biên giới
-
Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Những nhịp cầu vươn tới tương lai”
-
Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Một số điểm mới phụ huynh và học sinh cần lưu ý
-
Không khí Hà Nội trong ngưỡng không tốt cho các nhóm nhạy cảm -
Kỹ năng cần biết để bảo vệ bản thân an toàn khi xảy ra động đất, dư chấn mạnh
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa chủ trì cuộc họp về tổng hợp, tiếp thu các ý kiến góp ý dự thảo Luật Nhà giáo. Dự cuộc họp có Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, lãnh đạo các Vụ, Cục thuộc Bộ GD&ĐT, thành viên Ban soạn thảo Luật Nhà giáo và một số chuyên gia.
Sau một thời gian xây dựng, từ ngày 13/6/2024, dự thảo hồ sơ Luật Nhà giáo đã được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, Cổng Thông tin điện tử Bộ GD&ĐT để xin ý kiến rộng rãi.
Cùng với việc đăng tải hồ sơ dự thảo Luật Nhà giáo để lấy ý kiến, Bộ GD&ĐT cũng đã gửi văn bản tới các Bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GD&ĐT, 63 tỉnh/thành phố để xin ý kiến góp ý. Trong đó, Bộ GD&ĐT đã đề nghị các cơ quan, đơn vị chủ động tổ chức xin ý kiến rộng rãi đến tất cả nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý bằng hình thức phù hợp.
Bộ GD&ĐT cũng trực tiếp tổ chức, đặt hàng các đơn vị liên quan tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm để xin ý kiến chuyên sâu về các nội dung chính sách trong dự thảo Luật: quản lý nhà nước về nhà giáo; đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế về nhà giáo; chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý cơ sở giáo dục; chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo, chế độ, chính sách đối với nhà giáo ngoài công lập, chế độ, chính sách đối với nhà giáo giáo dục thường xuyên…
Tính đến ngày 30/6/2024, Bộ GD&ĐT đã nhận được góp ý của 60 tỉnh/thành phố; 14 Bộ, ngành và 22 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ GD&ĐT với sự tham gia của hơn 800.000 nhà giáo.
Trong tháng 5-6/2024, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức 9 cuộc tọa đàm/hội thảo tham vấn chuyên môn sâu về một số nội dung của dự thảo Luật Nhà giáo.
Ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị và nhà giáo đối với dự thảo Luật Nhà giáo về cơ bản thống nhất đối với cấu trúc dự thảo Luật Nhà giáo và có các góp ý cụ thể đối với các Điều/khoản trong dự thảo Luật Nhà giáo.
![]() |
Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức báo cáo tiến độ triển khai biên soạn Luật Nhà Giáo |
Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục đã tổng hợp các ý kiến góp ý, làm việc với các chuyên gia soạn thảo để tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo và các hồ sơ kèm theo.
Tại cuộc họp, lãnh đạo các đơn vị Vụ, Cục thuộc Bộ GD&ĐT đã thảo luận, nêu ý kiến làm rõ hơn mối quan hệ giữa Luật Nhà giáo với Luật Viên chức và Luật giáo dục và một số luật khác có liên quan; về chứng chỉ hành nghề đối với nhà giáo; một số chính sách đối với nhà giáo; về đối tượng nhà giáo giáo dục thường xuyên; về các nhân sự khác trong ngành Giáo dục như cán bộ quản lý giáo dục, các vị trí việc làm chuyên ngành giáo dục, đào tạo nhưng không phải là giáo viên, giảng viên...
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Ban soạn thảo, cảm ơn sự đồng hành của các chuyên gia, đồng thời nhấn mạnh vai trò của từng Vụ, Cục, đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT trong trách nhiệm chung để làm việc lớn của ngành là xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật Nhà giáo.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đánh giá cao sự đóng góp ý kiến của hơn 800.000 nhà giáo |
Bộ trưởng lưu ý, với một việc lớn như xây dựng Luật Nhà giáo, thời gian rất gấp, yêu cầu chất lượng cao, mục tiêu kỳ vọng Luật sẽ điều chỉnh được nhiều nội dung, yêu cầu thì rất cần tập trung rất cao độ để có sản phẩm phù hợp nhất, đáp ứng kỳ vọng đây sẽ là cơ sở pháp lý để phát triển lực lượng nhà giáo.
Nhấn mạnh yêu cầu tiếp thu đầy đủ các ý kiến góp ý và chỉnh sửa, hoàn thiện tối đa, Bộ trưởng đề nghị các đơn vị Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT phát huy vai trò, trách nhiệm từ phương diện của mình với tinh thần nêu hết ý kiến, cố gắng không bỏ sót, không mâu thuẫn.
Theo Kế hoạch soạn thảo Luật Nhà giáo, ngày 12/7/2024, hồ sơ dự thảo Luật Nhà giáo sẽ đủ 60 ngày được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. Chậm nhất trước 1/9/2024, hồ sơ Luật Nhà giáo phải được hoàn thiện, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội để kịp thời hạn thẩm tra của các Ủy ban và gửi các đại biểu Quốc hội trước 20/9/2024.

-
Góp sức trẻ, đồng hành cùng sự phát triển của EVNGENCO3
-
Quảng Ninh: 300 vận động viên Việt Nam - Trung Quốc đạp xe đạp hữu nghị qua biên giới
-
Đà Nẵng tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Những nhịp cầu vươn tới tương lai”
-
Quy chế tuyển sinh đại học 2025: Một số điểm mới phụ huynh và học sinh cần lưu ý
-
Không khí Hà Nội trong ngưỡng không tốt cho các nhóm nhạy cảm -
Kỹ năng cần biết để bảo vệ bản thân an toàn khi xảy ra động đất, dư chấn mạnh -
Phát triển văn hóa, xây dựng con người Hà Nội trong thời đại mới -
TS. Giản Tư Trung: Cải tổ chiến lược giáo dục quốc gia để chắp cánh cho kinh tế tư nhân -
Hà Nội triển khai hạ ngầm cáp viễn thông, điện lực ở khoảng 300 tuyến phố -
VinUni đạt kiểm định quốc tế FIBAA ngay sau khóa sinh viên đầu tiên tốt nghiệp -
Hà Nội sử dụng nguồn tiết kiệm 5% chi thường xuyên để xóa nhà tạm, dột nát
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics
-
Vietnam Airlines khai trương đường bay thẳng đến sân bay lớn nhất thế giới Đại Hưng
-
Ba loại mặt nạ chống khói phù hợp cho gia đình
-
Tập đoàn Giáo dục Quốc tế KinderWorld khẳng định cam kết đầu tư vào tỉnh Đồng Nai
-
Đất nền trong KĐT tại thủ phủ công nghiệp hứa hẹn khả năng thanh khoản cao
-
Nhận diện chất lượng không khí - Nâng tầm sức khỏe với điều hòa Panasonic thế hệ mới