
-
Doanh thu mảng bảo hiểm của ngân hàng giảm sâu
-
Siết tỷ lệ sở hữu ngân hàng: Khó chặn sở hữu chéo, lại làm khó nhà đầu tư ngoại
-
Góp vốn vào ngân hàng liên doanh nước ngoài: Doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ
-
Vàng SJC trong nước tiến gần đến mức đỉnh kỷ lục
-
Ngân hàng đón nhiều “deal” vàng trong tâm bão -
Khoảng trống xử lý nợ xấu
![]() |
Eximbank chưa tổ chức thành công ĐHCĐ thường niên năm 2020 |
Rầm rộ ĐHCĐ, chia cổ tức khủng bằng cổ phiếu
Ngoài ACB – vừa tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2021 vào ngày 6/4 - một loạt ngân hàng cũng đang lên kế hoạch tổ chức ĐHCĐ trong nửa cuối tháng này.
Cụ thể, VietinBank sẽ tổ chức ĐHCĐ vào 16/4 tới. Theo tài liệu đã được công bố, năm nay, VietinBank dự kiến sẽ chia cổ tức với tỷ lệ trên 12%, trong đó chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 5% vốn điều lệ và phần còn lại bằng cổ phiếu. Phương án cụ thể sẽ theo phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Năm 2021, VietinBank phấn đấu tổng tài sản tăng 3%-6%; tín dụng tăng 8%-11%; nguồn vốn huy động tăng 10%-12%; tỷ lệ nợ xấu dưới 2%; lợi nhuận riêng lẻ và hợp nhất trước thuế tăng 10%-20%. Mặc dù vậy, nhiều chuyên viên phân tích dự báo, lợi nhuận VietinBank năm nay có thể tăng hơn 40%. Quý i/2021, lợi nhuận của ngân hàng này ước đạt 7.000- 8.000 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiếp theo VietinBank, hàng loạt ngân hàng TMCP khác cũng dồn dập lên kế hoạch ĐHCĐ: SHB (22/4), SeaBank, TPBank, HDBank, Sacombank, Vietcombank (23/4), PVcombank và OCB (24/4), Eximbank (26/4 và 27/4), MB (27/4), OCB (28/4), NamABank, ABB (29/4)…
Ngoại trừ số ít ngân hàng tuyên bố không chia cổ tức (ví dụ như TPBank) hoặc chưa công bố bố mức chi trả cổ tức, đa số các ngân hàng năm nay đều chia cổ tức rất cao.
Đơn cử, SHB dự kiến sẽ trình ĐHCĐ phương án chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20,5% bằng cổ phiếu, trong đó 10% cho năm 2019 và 10,5% cho năm 2020. OCB dự kiến dự chia cổ tức năm 2020 là 25%, bán cổ phiếu ESOP và chào bán riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu. Tương tự, HDBank cũng dự kiến chia cổ tức 25%.
MB thậm chí chia cổ tức tới 35% bằng cổ phiếu, bên cạnh bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược và phát hành cổ phiếu ESOP cho cán bộ nhân viên. Vietcombank vừa hoàn tất chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông vào tháng 1/2021, nhiều khả năng, cổ tức năm 2020 sẽ được ngân hàng trả bằng cổ phiếu. Hiện phương án tăng vốn chưa được ngân hàng này công bố.
Eximbank: ĐHCĐ năm 2020-2021 có bất thành?
Trong số các ngân hàng tiến hành ĐHCĐ thường niên tháng 4/2021, trường hợp đặc biệt nhất là Eximbank. Năm 2019- 2020, ĐHCĐ thường niên của ngân hàng này nhiều lần thất bại do tỷ lệ cổ đông tham dự không đủ để tiến hành đại hội, mâu thuẫn giữa các nhóm cổ đông diễn ra gay gắt.
Trước đó, Eximbank đã nhiều lần tiến hành ĐHCĐ trong 2 năm 2019 - 2020, nhưng đều không thành công, Theo kế hoạch đề ra, năm nay, Eximbank dự kiến tăng 10% tổng tài sản, tăng 10% huy động vốn, tăng 15% tín dụng. Lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 2.150 tỷ đồng, tăng 63% so với năm 2020.
Năm 2020, lợi nhuận trước thuế của Eximbank đạt 1.399 tỷ đồng, tăng 22,3% so với năm trước.

-
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo vay tiền siêu tốc, gán nợ đe doạ đòi nợ -
Góp vốn vào ngân hàng liên doanh nước ngoài: Doanh nghiệp phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ -
Vàng SJC trong nước tiến gần đến mức đỉnh kỷ lục -
Ngân hàng cảnh báo thủ đoạn lừa đảo tinh vi mới nhất -
Ngân hàng đón nhiều “deal” vàng trong tâm bão -
Khoảng trống xử lý nợ xấu -
“Hiến kế” xử lý triệt để thao túng, sở hữu chéo ngân hàng
-
Phiêu lưu trong thế giới của 1664 Blanc và khám phá những bất ngờ hứng khởi
-
Alibaba.com hợp tác tuyển chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam
-
Tại sao hệ tiêu hóa khỏe giúp ngăn ngừa stress?
-
Acecook Việt Nam đi đầu trong ngành hàng về cải tiến sản phẩm giảm nhựa
-
Dai-ichi Life Việt Nam được trao Chứng nhận về đóng góp bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững
-
BUV công bố các Chương trình đào tạo mới từ Anh Quốc và Quỹ học bổng 2024 trị giá 87 tỷ đồng