Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Hôn nhân SaigonBank - Vietcombank: Có còn là tin đồn?
Thùy Liên - 21/01/2015 16:08
 
Nguồn tin của Công ty chứng khoán HSC cho biết, NHNN đã phê duyệt về mặt chủ trương SaigonBank sáp nhập với Vietcombank. Thương vụ sáp nhập này được coi là rất có lợi cho Vietcombank, vì chất lượng tài sản của Saigonbank khá tốt, nợ xấu chỉ gần 300 tỷ đồng.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
6 thương vụ M&A ngân hàng sắp được thông qua
Đua thâu tóm công ty tài chính, ngân hàng ôm nợ?
M&A ngân hàng 2015: Sacombank hay Maritime Bank sẽ nổ phát súng đầu tiên?
Vietcombank sẽ nhận sáp nhập một số tổ chức tín dụng
SaigonBank - Vietcombank không còn là tin đồn
Thương vụ sáp nhập SaigonBank - Vietcombank được đề cập trong bản tin phân tích thị trường của HSC

Theo nguồn tin của Công ty chứng khoán TP.HCM (HSC), Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cho biết đã phê duyệt về mặt chủ trương SaigonBank sẽ được sáp nhập với Vietcombank.

“Sau khi cổ đông thông qua chủ trương sáp nhập, 2 ngân hàng sẽ trình đề án sáp nhập và chỉ khi Ngân hàng Nhà nước thông qua đề án sáp nhập, thương vụ mới bắt đầu được xúc tiến. Do đó, thời gian hoàn thànhsáp nhập có thể là vào thời điểm trong quý III hay thậm chí có thể là quý IV năm nay”, HSC viết.

Thông tin hai ngân hàng này sáp nhập đã xuất hiện trên thị trường từ lâu, song bây giờ mới chính thức được một Công ty chứng khoán uy tín sáp nhập. Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ của ngân hàng Vietcombank cuối tuần qua, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cũng khẳng định, không để Vietcombank phải "thiệt" khi sáp nhập ngân hàng khác.

Vậy sáp nhập Saigonbank, tại sao Vietcombank không thiệt?

Theo phân tích của giới tài chính, trong số các ngân hàng bị hoặc sắp bị sáp nhập thời gian qua, Saigonbank là ngân hàng nhỏ, vốn điều lệ chỉ hơn 3.000 tỷ đồng song lại là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, sức khỏe khá nhất.

Báo cáo tài chính quý III/2014 của SaigonBank cho thấy, 9 tháng đầu năm, lợi nhuận của ngân hàng giảm 47,8% so với cùng kỳ năm trước song cũng không phải là quá thấp (203 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế), tổng tài sản tăng gần 6% so với cuối năm 2013. Đặc biệt, một trong những nguyên nhân dẫn đến sụt giảm lợi nhuận của SaigonBank là trích lập dự phòng rủi ro tăng mạnh. Trong 9 tháng qua, ngân hàng này tăng gấp hơn 4 lần dự phòng so với cùng kỳ, lên 158 tỷ đồng.

Cũng theo thống kê của HSC, Saigonbank cũng là một trong những ngân hàng "bạo tay" chi cho trích lập dự phòng rủi ro. Cụ thể, 4 năm ần đây, ngân hàng thường trích lập dự phòng bình quân 40% thu nhập hoạt động trước trích lập dự phòng. Kể từ năm 2012, mức dự phòng lũy kế của ngân hàgn là 94 tỷ đồng. Số nợ xấu được xử lý từ năm 2012 đến tháng 9/2014 là 680 tỷ đồng.

Cuối năm 2013, Saigonbank cung đã bán 265 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC. Nợ xấu của SaiGonBank tính đến 30/9 là 2,69% trên tổng dư nợ (tổng dư nợ 9 tháng đầu năm là 11.005 tỷ đồng), có nghĩa là gần 300 tỷ đồng. Con số này so với tổng nợ xấu của Vietcombank năm 2014 là hơn 7.400 tỷ đồng là không đáng kể. Hơn nữa, số nợ này vẫn có khả năng đòi được.

Như vậy, gánh nặng xử lý nợ xấu nếu sáp nhập SaigonBank, với Vietcombank là rất nhỏ. Chất lượng các khỏan nợ cũng khá tốt, vì phần lớn đã được trích lập dự phòng rủi ro. Trong khi đó, cái lợi mà Vietcombank có được sẽ lớn hơn nhiều, đó là mạng lưới chi nhánh, đội ngũ nhân viên và số lượng khách hàng khá lớn.

Hiện tại, SaigonBank có tới 33 chi nhánh và 51 phòng giao dịch cùng một số quỹ tiết kiệm, chủ yếu rải tại các tỉnh phía Nam.

Năng lực tài chính của SaigonBank cũng sắp được nâng lên. Năm 2014, Thống đốc đã chấp nhận cho SaigonBank được tăng vố điều lệ lên 4.000 tỷ đồng.

Hiện nay, cơ cấu cổ đông của SaigonBank cũng khá lành mạnh. Cụ thể: Văn phòng Thành ủy TPHCM (18,2%), Nhà Phú Nhuận (16,6%), Công ty Du lịch và thương mại Kỳ Hòa (16,4%), Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Tp.HCM - Saigon Petrol (14,1%) và Vietinbank (10,4%).

Theo HSC, với tỷ lệ an toàn vốn của Vietcombank là trên 12% và lợi nhuận trước thuế năm 2015 ước đạt trên 6.500 tỷ đồng, Vietcombank hoàn toàn có khả năng sáp nhập Saigonbank mà khôgn gây ảnh hưởng nghiêm trọng nào đến nguồn vốn của ngân hàng này.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư