![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/haiyen/2025/02/15/xuat-nhap-khau-may-moc-thiet-bi-vuot-100-ty-usd1739590184.jpeg)
-
Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị năm 2024 vượt 100 tỷ USD
-
KBC lên kế hoạch lãi gấp 7 lần; Biwase dốc lực M&A Nước Tân Hiệp; Vua tôm Minh Phú báo lỗ kỷ lục
-
Masan Consumer sẽ tăng tốc trong năm 2025
-
Tôn kẽm Việt Nam bị điều tra bán phá giá tại Malaysia -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 12/2/2025
Tại Hội nghị Thường trực Chính phủ có cuộc gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới diễn ra mới đây, ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch Điều hành Tập đoàn T&T Group cho biết, ngày 8/2, T&T Group đã làm việc với đại diện Boeing tại Việt Nam để xúc tiến các cơ hội hợp tác và trở thành đối tác chiến lược trong lĩnh vực hàng không.
![]() |
Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Điều hành T&T Group phát biểu tại Hội nghị Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp. |
Theo Chủ tịch Điều hành Tập đoàn T&T Group, T&T đang có chiến lược phát triển mô hình tập đoàn hàng không với sân bay Quảng Trị, hãng hàng không Vietravel Airlines, tổ hợp công nghiệp hàng không và đô thị sân bay đặt tại Quảng Trị.
“Trên thế giới hiện nay có 1 số hãng hàng không lớn của Mỹ, Trung Đông và Hà Lan đã phát triển thành công theo mô hình hệ sinh thái hàng không – tập đoàn hàng không. Hệ sinh thái này bao gồm cả hãng bay, công nghiệp, sân bay, dịch vụ, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, dịch vụ bay, dịch vụ sân bay mặt đất cũng như là tổ hợp đô thị sân bay”, ông Đỗ Quang Hiển nhấn mạnh.
Theo ông Đỗ Quang Hiển, chiến lược phát triển này sẽ là tiền đề để tạo ra 1 tổ hợp về công nghiệp hàng không, vận chuyển, luân chuyển hàng hóa. Việt Nam hiện nay chưa có 1 hãng hàng không hoặc doanh nghiệp nào chuyên khai thác các chuyến bay vận chuyển hàng hóa mà thị phần này chủ yếu vẫn đang nằm trong tay các hãng hàng không nước ngoài.
![]() |
Phối cảnh Cảng hàng không Quảng Trị. |
Liên quan đến Tổ hợp công nghiệp hàng không – logistics – dịch vụ - thương mại và đô thị sân bay Quảng Trị, mới đây, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị đã có thông báo kết luận của quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng sau khi nhà đầu tư báo cáo ý tưởng Quy hoạch tổ hợp công nghiệp hàng không - logistic - dịch vụ - thương mại sân bay Quảng Trị.
Theo đó, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị ghi nhận và đánh giá cao ý tưởng của Tập đoàn T&T và tư vấn đến từ Singapore (Tư vấn CPG Signature - Singapore). Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, ý tưởng quy hoạch Tổ hợp công nghiệp hàng không - logistics - dịch vụ - thương mại và đô thị sân bay Quảng Trị phù hợp, sáng tạo, có tính khả thi, tạo sự đột phá, mở ra hướng phát triển mới trong tương lai nhằm khai thác tối đa tiềm năng lợi thế của địa phương, đồng thời thống nhất ý tưởng quy hoạch do Tập đoàn T&T và tư vấn từ Singapore đề xuất.
Về phạm vi nghiên cứu phương án quy hoạch, UBND tỉnh Quảng Trị thống nhất phương án Quy hoạch đô thị Cảng hàng không Quảng Trị khoảng 3.400 ha, gồm khu đô thị - thương mại dịch vụ - logistic - công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghiệp công nghệ cao làm Nhân lõi để phát triển từng cấp độ theo bán kính phù hợp, hình thành hệ sinh thái Tổ hợp công nghiệp hàng không khoảng 7.000 ha mang tính kết nối mạnh, định hướng không gian mở để phát triển thành một tổ hợp mang tầm khu vực và quốc tế.
Theo đơn vị tư vấn CPG Signature Pte Ltd, quy hoạch lấy ý tưởng "phượng hoàng cất cánh" được phát triển từ những giá trị lịch sử và chiến tích hào hùng trên dòng sông Thạch Hãn, cùng ý chí kiên cường của con người Quảng Trị, đưa sự phát triển của nơi đây lên tầm cao mới.
Cụ thể, quy hoạch lấy sân bay Quảng Trị làm trung tâm, với diện tích 3.400ha được chia thành 8 tiểu khu. Trong đó, 5 khu chức năng gồm: khu công nghiệp hàng không, khu hậu cần và phân phối, khu hàng không sáng tạo, khu cửa ngõ kết nối, khu trung tâm dịch vụ hiện đại và 3 đô thị ở.
Trước đó, để hiện thực hóa chiến lược xây dựng 1 hệ sinh thái hàng không toàn diện, T&T Group thông qua các đơn vị thành viên là T&T Airlines và T&T SuperPort đã hoàn tất thương vụ M&A hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines. Đây được xem là bước đi quan trọng của T&T Group và bầu Hiển với quyết tâm đưa hàng không Việt "cất cánh" trong kỷ nguyên mới của dân tộc.
Tính đến thời điểm hiện tại, các mảnh ghép trong hệ sinh thái hàng không của T&T Group gồm: T&T Airlines - doanh nghiệp chuyên làm dịch vụ về hàng không có vốn điều lệ 700 tỷ đồng; cảng hàng không Quảng Trị với quy mô 265ha, tổng vốn đầu tư 5.800 tỷ đồng được đang gấp rút thi công để hoàn thành vào giữa năm 2026; hãng hàng không Vietravel Airlines; và cuối cùng là Tổ hợp công nghiệp hàng không - logistics - dịch vụ - thương mại - đô thị sân bay đặt tại Quảng Trị.
-
Hợp tác chiến lược với Boeing, bầu Hiển phát triển tập đoàn hàng không tại Việt Nam -
Masan Consumer sẽ tăng tốc trong năm 2025 -
Có cơ sở để thực hiện sớm đề xuất của doanh nghiệp -
TP.HCM: Doanh nghiệp xe điện du lịch duy nhất nguy cơ "đắp chiếu" -
Tôn kẽm Việt Nam bị điều tra bán phá giá tại Malaysia -
Chubb Life tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng qua dịch vụ gửi thông báo qua Zalo -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 12/2/2025
-
1 Thúc trụ cột tăng trưởng đầu tư công
-
2 Đề xuất Thủ tướng có quyền kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ
-
3 Hà Nội sẽ xử lý vi phạm giao thông qua 600 cụm camera giám sát 24/24h
-
4 Trình Quốc hội cơ chế đặc thù để năm 2030 vận hành Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 15/2
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Agribank tiếp tục triển khai cho vay trả nợ trước hạn tổ chức tín dụng khác trong năm 2025
-
Dunlopillo tự hào ra mắt dòng nệm cao su nhập khẩu Herit 10 với công nghệ tiêu chuẩn châu Âu
-
Sau thành công với Masan, Vingroup, Techcombank tiếp tục mở rộng hệ sinh thái
-
Gia Lâm chính thức lên quận năm 2025 - Cú hích đột phá của bất động sản Đông Hà Nội
-
Động lực phát triển kinh tế từ những công ty bảo hiểm nhân thọ "made in Vietnam"