-
VN-Index giảm phiên thứ tư liên tiếp, mất mốc 1.245 điểm -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng: Thị trường hưng phấn và áp lực trong trung hạn -
Kích thích thanh khoản cho thị trường chứng khoán -
Tuần đầu gỡ vướng pre-funding: Nhiều điểm sáng dù khối ngoại chưa dứt bán ròng -
Quỹ đầu tư tìm cách “ăn chắc, mặc bền” -
BAF lại sắp tăng vốn, thâu tóm loạt công ty chăn nuôi
Theo báo cáo thường niên 2021 do Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE) vừa công bố, tổng doanh thu của HOSE đạt trên 3.237 tỷ đồng, tăng 2.185,46 tỷ đồng, tương đương gấp 3,08 lần kết quả đạt được năm 2020 và đạt 187% so với kế hoạch năm 2021. Doanh thu của sở giao dịch chứng khoán được hình thành từ 03 hoạt động chính gồm doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ, doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính.
Trong đó, doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu của HOSE, đóng góp 92,23% tổng doanh thu. Mảng kinh doanh này mang về hơn 2.985 tỷ đồng, tăng 228,8% so với năm 2020. Sự tăng trưởng của doanh thu từ hoạt động nghiệp vụ năm nay được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng của hoạt động giao dịch chứng khoán. Bên cạnh đó, doanh thu hoạt động cung cấp dịch vụ cũng ghi nhận tăng trưởng đạt trên 110,78 tỷ đồng, tương ứng tăng 30,87% so với năm 2020. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2021 ghi nhận đạt 51,37 tỷ đồng, giảm 12,58% so với năm 2020.
Tổng chi phí trong năm 2021 của HOSE là 701,34 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 95% so với năm 2020. Tuy nhiên, sự gia tăng này nhỏ hơn so với sự gia tăng về mặt doanh thu trong năm vừa qua.
Chi phí giám sát thị trường là chi phí có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu chi phí của HOSE, chiếm 70,6% tương ứng 494,86 tỷ đồng, tăng 241,7% so với năm 2020. Khoản chi phí trên có sự biến động tỉ lệ thuận với doanh thu từ hoạt động giao dịch chứng khoán. Chi phí công cụ, dụng cụ khấu hao tài sản cố định chiếm 8,37% tổng chi phí với mức 58,72 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm ngoái. Khoản chi phí lương và các khoản phải đóng cho người lao động tăng 12,3%, chiếm 11,9% tổng chi phí. Phần chi phí còn lại chiếm 9,17% trong tổng cơ cấu chi phí của HOSE năm 2021.
Năm 2021, HOSE nộp về Ngân sách Nhà nước và cơ quan cấp trên khoảng 2.315,8 tỷ đồng, tăng 356,4% so với năm 2020. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp là 507,3 tỷ đồng, gấp gần 3,67 lần so với năm 2020. Với mức thuế suất 20%, quy mô lợi nhuận trước thuế của HOSE đạt hơn 2.029 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đến cuối năm 2021 đạt 2.316 tỷ đồng, tăng 1.808,5 tỷ đồng chỉ trong một năm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có một năm bứt phá về thanh khoản trong năm 2021, dẫn đầu ASEAN về tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch và vốn hóa trên thị trường chứng khoán.Thanh khoản thị trường đạt gần 22.000 tỷ đồng, tăng gấp 3,4 lần so với năm 2020. Một mặt, sự sôi động của thị trường đã giúp HOSE ghi nhận kết quả kinh doanh khởi sắc. Tuy nhiên, mặt khác, cũng chính sự tăng trưởng quá nhanh trên, giao dịch trên sàn HOSE đã có thời gian dài nghẽn lệnh do hạ tầng công nghệ thông tin không đủ khả năng đáp ứng.
Đến cuối năm 2021, dự án hệ thống công nghệ thông tin (KRX) đã được hoàn tất các giai đoạn cài đặt và nghiệm thu phần mềm, nghiệm thu cơ sở hạ tầng (bao gồm phần mềm bên thứ 3) và tiến tới giai đoạn kiểm thử người dùng (nội bộ, bên ngoài, kiểm thử cuối cùng).
Đây là dự án do HOSE làm chủ đầu tư, bao gồm các hệ thống chức năng phục vụ cho hoạt động của HOSE, HNX và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD). Hoàn thành dự án là một trong những trọng tâm quan trọng trong hoạt động của HOSE trong năm 2021. Trong năm 2022, HOSE cho biết sẽ tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành các giai đoạn còn lại của dự án, đồng thời phối hợp với các đơn vị thụ hưởng để đưa hệ thống KRX sớm đi vào vận hành.
Dự án đến nay đã kéo dài gần 10 năm kể từ thời điểm ký kết hợp đồng dịch vụ công nghệ thông tin với Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc (KRX) vào hồi tháng 12/2012.
Ưu tiên công tác kiện toàn tổ chức của ngành Chứng khoán
Chiều ngày 18/5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có thông báo chính thức các hình thức kỷ luật đối với tập thể và các cá nhân là nguyên lãnh đạo, lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Sở GDCK Việt Nam (VNX), Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD). Bộ Tài chính và UBCKNN sẽ chấp hành nghiêm kết luận của của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tại kỳ họp này Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật Cảnh cáo Đảng ủy Cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025; khai trừ ra khỏi Đảng ông Lê Hải Trà, Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM; cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Cơ quan, Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật cảnh cáo các ông: Vũ Bằng, nguyên Bí thư Đảng ủy Cơ quan, nguyên Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Nguyễn Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tài chính, Bí thư Đảng ủy Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam; Nguyễn Sơn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam.
Ông Lê Hải Trà đang đảm nhận vị trí tổng giám đốc của HOSE, đã từng công tác và đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt tại HOSE từ ngày đầu thành lập sở. Năm 2006, ông Trà được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc HOSE. Năm 2017, ông giữ vị trí phụ trách điều hành hoạt động của HĐQT HOSE sau khi Chủ tịch HĐQT HOSE Trần Văn Dũng được điều động làm Chủ tịch UBCKNN. Tháng 2/2021, ông Trà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc HOSE.
Hiện chưa có thay đổi trong cơ cấu nhân sự của HOSE. Trong thông báo mới đây, Bộ Tài chính cho biết sẽ ưu tiên công tác kiện toàn tổ chức của ngành Chứng khoán để nhanh chóng ổn định tổ chức, nhân sự, ổn định tâm lý cán bộ công chức và người lao động, đảm bảo công tác quản lý, giám sát, vận hành thị trường chứng khoán thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
-
Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường -
Cơ hội nào cho cổ phiếu ngân hàng? -
Tuần đầu gỡ vướng pre-funding: Nhiều điểm sáng dù khối ngoại chưa dứt bán ròng -
Góc nhìn TTCK tuần 11-15/11: Kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.240 - 1.250 điểm -
Quỹ đầu tư tìm cách “ăn chắc, mặc bền” -
BAF lại sắp tăng vốn, thâu tóm loạt công ty chăn nuôi -
Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc
- Runway Vietnam tổ chức sự kiện ra mắt thương hiệu trang sức đương đại Vhernier tại Rex Hotel
- Vietnam Airlines mời thầu Gói thầu cho thuê ướt tàu bay giao tháng 1/2025
- Hải sản Hàn Quốc vươn tầm thế giới tại K-Seafood Global Weeks
- Thái Đào Residence - Tiềm năng bứt phá tại thủ phủ công nghiệp Bắc Giang
- Japfa đồng hành cùng người chăn nuôi phòng chống dịch bệnh
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”