-
Ông Nguyễn Mạnh Hùng trở thành tân Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Xây dựng Việt Nam -
Ngân hàng không dám đặt mục tiêu tăng trưởng cao -
Ông Vũ Văn Tiền rời Hội đồng quản trị ABBank -
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 03/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Theo đó, về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khoản nợ được cơ cấu lại phải đảm bảo các điều kiện là thời hạn trả nợ đối với số dư nợ của khoản nợ phát sinh trước ngày 10/6/2020 từ hoạt động cho vay, cho thuê tài chính; khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trong thời gian từ ngày 23/1/2020 đến hết năm nay.
Đồng thời, khoản nợ được đánh giá khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn theo hợp đồng, thỏa thuận do bị ảnh hưởng của dịch COVID -19.
Thông tư cũng nêu rõ, khách hàng phải có đề nghị được cơ cấu lại thời hạn trả nợ và tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại.
Ngoài ra, thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ (kể cả trường hợp gia hạn nợ) phải phù hợp với mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với khách hàng và không vượt quá 12 tháng kể từ ngày được hưởng chính sách ưu đãi này.
Đối với việc miễn, giảm lãi suất và phí, trong thông tư, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng quyết định việc miễn, giảm lãi, phí cho khách hàng theo quy định tại thông tư này thực hiện đến hết năm nay.
Ngân hàng nhà nước yêu cầu chỉ được giữ nguyên nhóm nợ đã phân loại theo quy định đối với khoản nợ phát sinh trước ngày 23/1/2020, thuộc diện được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất trong khoảng thời gian từ ngày 23/1/2020 đến ngày 29/3/2020.
Về trích lập dự phòng rủi ro, theo hướng dẫn, Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn trường hợp số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung được xác định là dương.
Tổ chức tín dụng thực hiện trích bổ sung dự phòng cụ thể đến thời điểm 31/12/2021, tối thiểu 30% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung; đến thời điểm 31/12/2022, tối thiểu 60% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung; đến thời điểm 31/12/2023, 100% số tiền dự phòng cụ thể phải trích bổ sung.
Kể từ ngày 1/1/2024, tổ chức tín dụng căn cứ quy định của Ngân hàng Nhà nước về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng để trích lập dự phòng rủi ro đối với toàn bộ dư nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng, bao gồm cả số dư nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại thông tư.
-
VPBank sẽ góp vốn vào GPBank sau khi nhận chuyển giao bắt buộc -
Chính thức chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank và DongA Bank cho HDBank -
Kiều hối về TP.HCM đạt 9,6 tỷ USD, chiếm lệ 60% lượng kiều hối cả nước -
Nhiều nhà băng đạt lợi nhuận “khủng” trong năm 2024 -
Chuyên gia quản lý tài sản gợi ý kênh đầu tư năm 2025 khi GDP đặt mục tiêu tăng trên 8% -
CB chuyển giao, Chủ tịch Nguyễn Văn Tuân trở lại làm Phó tổng giám đốc Vietcombank -
Vietcombank sẽ tăng vốn điều lệ lên 83.557 tỷ đồng
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land