
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ
-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường
-
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm
-
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính
-
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh
![]() |
Thúc đẩy xuất khẩu nông sản là một trong những lĩnh vực được IFC ưu tiên đầu tư |
Gói tài trợ này nhằm giúp Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Long (Tập đoàn Tân Long) đa dạng hóa hoạt động thu mua nông sản.
Đây cũng là một phần của Chương trình Tài trợ Kho hàng Toàn cầu (Global Warehouse Finance Program - GWFP) của IFC, với mục tiêu giúp gia tăng khả năng bảo lãnh thương mại cho các nhà sản xuất và xuất nhập khẩu nông nghiệp tại các quốc gia mà nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế như Việt Nam.
Theo thỏa thuận, IFC và VPBank sẽ chia sẻ rủi ro trong hoạt động tài trợ thương mại cho Tân Long theo tỷ lệ 50:50. Cụ thể, mỗi bên tham gia sẽ bảo lãnh rủi ro lên đến 25 triệu USD trên cơ sở không cấp vốn nhằm bảo lãnh một nửa giá trị của mỗi giao dịch mua bán hàng hóa nông nghiệp diễn ra trong khuôn khổ gói tài trợ này.
Ông Đinh Văn Nho, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp VPBank cho biết, đa dạng hóa các sản phẩm tài trợ thương mại sẽ giúp VPBank hiện thực hóa chiến lược trở thành ngân hàng phục vụ doanh nghiệp hàng đầu trong 5 năm tới, với một trong những trọng tâm chính là hỗ trợ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Mối quan hệ đối tác này được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến chuỗi giá trị sản xuất đạm động vật – một lĩnh vực ngày càng trở nên quan trọng tại Việt Nam – vì nó sẽ tạo điều kiện cho Tập đoàn Tân Long mua, trữ và phân phối nông sản thô một cách hiệu quả hơn.
Bà Nguyễn Thị Thanh Vân, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long cho biết, gói hỗ trợ này sẽ giúp Tập đoàn củng cố vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại nông nghiệp thông qua việc đa dạng hóa hoạt động thu mua nông sản chất lượng cao với chi phí thấp hơn. Thỏa thuận này cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cho các chủ thể khác tham gia chuỗi giá trị kinh doanh nông nghiệp và trong ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung.
GWFP hỗ trợ lĩnh vực nông nghiệp bằng cách giúp các ngân hàng tăng khả năng thanh khoản hoặc bảo lãnh rủi ro bằng việc chấp nhận các chứng từ hàng lưu kho, vốn có thể được sử dụng nhằm cấp vốn dưới hình thức các khoản vay ngắn hạn hoặc bảo lãnh cho nhà sản xuất và xuất nhập khẩu nông sản.
Đến nay, GWFP đã hỗ trợ cho các giao dịch thương mại toàn cầu có giá trị hơn 6 tỷ USD và hơn 750.000 nông dân tại 66 quốc gia đang phát triển.
Trong năm tài chính 2017, IFC đã tài trợ vốn dài hạn với mức kỷ lục là 19,3 tỷ USD cho các nước đang phát triển, tận dụng sức mạnh của khu vực tư nhân để góp phần xóa bỏ đói nghèo và thúc đẩy thịnh vượng chung.

-
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông -
Giá vàng thế giới ra sao nếu đàm phán Mỹ - Trung tiến triển tốt -
Áp lực chốt lời dâng cao, VN-Index vẫn đóng cửa trong sắc xanh -
Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn tính hao mòn, trích khấu hao tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
-
Care For Việt Nam tiếp tục hành trình “Chăm em đủ chất”
-
Chủ tịch Tập đoàn C.P. diện kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính, củng cố hợp tác, mở rộng đầu tư tại Việt Nam
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu