
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Biểu tượng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Washington DC., Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN |
Phát biểu trước báo giới tại Stockholm (Thụy Điển), Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của IMF Alfred Kammer cho rằng có nhiều ví dụ trước đây cho thấy các nhà hoạch định chính sách tạm dừng việc tăng lãi suất để rồi lại cần đến nỗ lực tăng lần thứ hai nhằm giảm lạm phát, gây tổn hại hơn nữa đối với nền kinh tế.
Từ năm 2022, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cùng nhiều ngân hàng trung ương trong khu vực đã "nối bước" Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Nhưng khi tăng trưởng kinh tế phục hồi và lạm phát chậm lại, đồng thời xảy ra các vụ ngân hàng phá sản do lãi suất cao, đã xuất hiện những dự đoán các ngân hàng trung ương sẽ tạm dừng tăng lãi suất.
Mặc dù vậy, theo IMF, các ngân hàng trung ương cần tiếp tục nâng lãi suất vì IMF quan ngại giá năng lượng tăng sẽ kéo theo giá các mặt hàng khác trong toàn bộ nền kinh tế tăng.
Đối với ECB, ông Kammer cho rằng ngân hàng này cần duy trì tăng lãi suất đến giữa năm 2024 nhằm đưa lạm phát xuống mức mục tiêu vào năm 2025. ECB dự kiến sẽ nhóm họp về vấn đề lãi suất trong tuần tới.
IMF cũng kêu gọi các nước châu Âu giảm thâm hụt ngân sách, sau thời gian dài tăng chi để ứng phó với đại dịch Covid-19 cũng như hỗ trợ người tiêu dùng và các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của giá năng lượng tăng do xung đột tại Ukraine.
Khi được hỏi về những rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế của khu vực, ông Kammer cho rằng các nền kinh tế châu Âu đang hoạt động “hết công suất”. Về vấn đề tiền lương, ông Kammer cho rằng tại Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), mức tăng lương còn ít trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp tăng. Vì vậy, các chủ sử dụng lao động “vẫn có thể tăng lương hơn nữa”.

-
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2%
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort