
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
![]() |
Ảnh minh họa: Getty Images |
Theo đài RT (Nga), tại cuộc họp trực tuyến vừa diễn ra, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass và Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Kristalina Georgieva đã cảnh báo nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái trong năm 2023, khi các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới mạnh tay tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Động thái này có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng.
Tổng giám đốc IMF lưu ý tốc độ tăng trưởng chậm lại ở các nền kinh tế phát triển và đà trượt giá của tiền tệ ở nhiều nước tiên tiến đang báo hiệu tình trạng suy thoái của nền kinh tế toàn cầu. Ông nói thêm: “Các nỗ lực phát triển đang phải đối mặt với khủng hoảng giữa hàng loạt vấn đề”.
Bà Georgieva cũng đồng ý với quan điểm này và cho rằng nguy cơ suy thoái đã gia tăng. Người đứng đầu IMF cũng nhấn mạnh rằng 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái. Bà dự đoán những quốc gia này có thể có mức tăng trưởng âm trong quý cuối cùng của năm 2022 và quý đầu của năm 2023.
Theo ước tính của IMF, thiệt hại toàn cầu do suy thoái kinh tế có thể lên tới 4.000 tỷ USD vào năm 2026, tương đương với quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức. Bà Georgieva kêu gọi các nhà hoạch định chính sách không để lạm phát trở thành một “đoàn tàu mất phanh” mà không thực hiện các biện pháp kiềm chế.
Nhiều ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất trong năm nay nhằm nỗ lực đối phó với chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, lạm phát gây ra bởi giá năng lượng tăng cao và những hậu quả của các chính sách tài khóa và tiền tệ lỏng lẻo trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Trong đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã tăng lãi suất chuẩn lên 75 điểm cơ bản vào tháng 9, sau khi tăng 50 điểm cơ bản vào tháng 7, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ. Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng thực hiện một số đợt tăng lãi suất. Ngân hàng Trung ương Anh đã công bố đợt tăng lãi suất cao nhất trong hơn 20 năm vào tháng 8, nâng lãi suất chuẩn thêm 0,5 điểm phần trăm lên 1,75% trong lần tăng lãi suất thứ 6 kể từ tháng 12.

-
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt