-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Thông tin với phóng viên Báo Đầu tư mới đây, bà Sherry Boger, Tổng giám đốc IPV cho biết, những thành tựu của chặng đường 10 năm qua của IPV đã tạo cảm hứng và tin tưởng cho Intel tiếp tục mở rộng và đẩy mạnh sản xuất trong những năm tới.
Cũng theo đại diện của IPV, dự án của Tập đoàn Intel tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) đến nay đã đạt giá trị đầu tư 1,04 tỷ USD (vốn đầu tư cam kết của dự án này theo giấy phép là 1 tỷ USD - PV).
Nhà máy Intel tại Khu công nghệ cao TP.HCM |
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, một trong những lý do khiến tiến độ giải ngân của “siêu dự án” này diễn ra nhanh và thuận lợi là bởi năm 2014, Tập đoàn Intel đã quyết định đóng cửa một số nhà máy trên thế giới và chuyển thiết bị, máy móc về nhà máy tại Việt Nam để lắp ráp, kiểm định sản phẩm CPU Haswell. Đây là sản phẩm Intel Core thế hệ thứ 4 dùng cho PC (máy tính cá nhân, gồm máy tính để bàn và laptop). Trước đó, nhà máy tại SHTP có nhiệm vụ lắp ráp, kiểm định chipset di động dành cho máy tính xách tay và các thiết bị di động, sau đó là sản phẩm Atom SoC (System on a Chip) vào cuối năm 2013.
Tại thời điểm ra mắt sản phẩm CPU Haswell cuối tháng 7/2014, bà Sherry Boger cho biết, việc có thêm dòng sản phẩm mới sẽ góp phần nâng cao năng lực lắp ráp và kiểm định của Intel trên toàn cầu. “Tập đoàn Intel chọn nhà máy tại Việt Nam để lắp ráp, kiểm định dòng sản phẩm mới này vì đây là nhà máy lớn nhất của Intel trên thế giới. Sau mấy năm hoạt động, sản phẩm làm ra tại nhà máy tại SHTP cũng ít có lỗi nhất. Dòng sản phẩm mới được lắp ráp, kiểm định tại Việt Nam có thể chiếm tới 80% sản lượng CPU của Intel trên toàn cầu”, bà Sherry Boger nói.
Thông tin từ IPV cũng cho biết, đến cuối năm 2016, nhà máy của Intel tại SHTP đã đạt sản lượng 600 triệu sản phẩm xuất xưởng. Đến thời điểm này, IPV đã lắp ráp, kiểm định được 26 dòng sản phẩm khác nhau, trong đó có các dòng chip cho thiết bị đeo tay, máy bay không người lái...
“Năm 2017, Intel sẽ tiếp tục mở rộng phòng sạch theo chuẩn 10.000 để đón đầu những dòng sản phẩm có hàm lượng công nghệ phức tạp và tiên tiến hơn. Chúng tôi rất lạc quan với sự phát triển của nhà máy”, bà Sherry Boger cho biết.
Theo tìm hiểu, động thái mới này của IPV nằm trong chiến lược của Intel toàn cầu trong lĩnh vực Internet of Things (IoT), xu hướng mà nhiều thiết bị có thể kết nối Internet. Với chiến lược này, Tập đoàn Intel cho thấy rõ tham vọng trở thành một công ty cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu.
Theo dự báo của Công ty nghiên cứu Gartner, làn sóng IoT sẽ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với di động, với khoảng 24 tỷ thiết bị IoT được lắp đặt trên toàn cầu vào năm 2020. Trước xu hướng đó, gần đây, lãnh đạo cao cấp của Tập đoàn Intel cho biết, sẽ tập trung đầu tư vào các lĩnh vực đang phát triển mạnh như trung tâm dữ liệu và IoT, đồng thời đầu tư vào bộ nhớ, mạch tích hợp.
Trước đây, nhà máy sử dụng phòng sạch loại 100 để sản xuất chip máy tính. Trong khi đó, phòng sạch loại 10.000 được dùng để sản xuất các sản phẩm công nghệ hiện đại hơn, với kích thước nhỏ hơn để chuẩn bị cho các sản phẩm IoT. Như vậy, với động thái mới, IPV sẽ cần thêm diện tích để xây dựng phòng sạch loại 10.000.
Trước đó, để chuẩn bị cho xu hướng mới, IPV đã kết hợp với VNPT Technology để hình thành một phòng lab nghiên cứu về IoT. Đây là phòng lab nghiên cứu về IoT hiện đại đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới cũng chỉ có 5 - 6 phòng lab như vậy.
IoT sẽ tác động tới nhiều lĩnh vực như công nghiệp sản xuất, bán lẻ, xe hơi, vận chuyển, dịch vụ chăm sóc y tế, nhà ở... Với việc Intel là “người mở đường” cho xu hướng này, rất có thể sẽ có nhiều công ty cung cấp thiết bị cho các lĩnh vực nói trên đến Việt Nam đầu tư trong thời gian tới. Tuy nhiên, để được cung cấp thiết bị này, các công ty phải đáp ứng nhiều điều kiện, như yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, tham gia chuỗi cung ứng khá quan trọng...
Trong lĩnh vực đào tạo, thời gian qua, IPV đã có nhiều sáng kiến trong hợp tác đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Mỹ. Trong đó, Dự án HEEAP là dự án hợp tác về giáo dục ngành kỹ thuật giữa doanh nghiệp và Nhà nước (hợp tác công - tư) đầu tiên với quy mô lớn theo chuẩn ABET. Tính đến nay, Dự án đã giúp đào tạo hơn 5.000 giảng viên thuộc 8 trường đối tác và trao 454 suất học bổng nữ sinh kỹ thuật cho sinh viên thuộc 15 trường cao đẳng và dạy nghề tại Việt Nam.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo