-
Vì sao start-up cần thành lập hội đồng quản trị? -
Chủ tịch CEO viết sách mời người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư bất động sản -
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ
Jeff Bezos, nhà sáng lập và CEO Amazon.com |
Nhưng chính những quyết định sai lầm đã định hình nên thành công cho Bezos - một trong những người giàu nhất thế giới, được tạp chí Time vinh danh "Người đàn ông của năm", tạp chí Fortune công nhận "Doanh nhân của năm".
Bài học 1 tỷ USD
Năm 1998, mạng Amazon chỉ bán sách, đĩa nhạc và phim ảnh đã nhanh chóng vươn lên vị trí số 1 trong địa hạt kinh doanh trực tuyến thế giới. Công ty thu hút hàng loạt những nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng, và Bezos thời điểm đó đã có giấc mơ biến Amazon thành cửa hàng bán "tất cả mọi thứ".
Sau khi nghiên cứu thị trường, Bezos quyết định khai thác mảng đồ chơi. Song, mặt hàng này rất khác so với những sản phẩm trước đây của Amazon do không có nhà phân phối chính. Amazon phải mua đồ chơi từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, mang về kho và hy vọng có thể bán được.
Điều này đi ngược với mô hình kinh doanh cốt lõi của Amazon, nhưng Bezos vẫn tiếp tục duy trì. Bezos khẳng định quyết tâm khi đầu tư 120 triệu USD để mua đồ chơi, bất chấp mọi lời khuyên từ hội đồng quản trị Amazon, ngay cả người phụ trách chính mảng đồ chơi của Amazon.
Kết quả, sau Giáng sinh năm đó, Amazon chỉ thu được 50 triệu USD từ mặt hàng này, phần còn lại không có triển vọng bán được. Amazon buộc phải mang toàn bộ số đồ chơi này đi phân phát từ thiện hoặc bán cho các nhà xuất khẩu với giá rẻ.
Cùng năm đó, Bezos bắt đầu dự án bán đấu giá trên Amazon và kỳ vọng sẽ vượt mặt eBay trong lĩnh vực này. Bezos đặt tên dự án là “Earth’s Biggest Selection” (tạm dịch: Phiên đấu giá lớn nhất thế giới). Tuy nhiên thị trường chỉ xem đây là một phiên bản khác của eBay. Bezos đã chi 175 triệu USD để mua lại công ty thanh toán trực tuyến Accept.com nhằm hỗ trợ giao dịch.
Song dự án này lại thất bại, còn lớn hơn cả phi vụ đồ chơi. Lý do: eBay đã quá nổi tiếng và có lợi thế mạnh mẽ của một người đi trước. Vì vậy thị trường không còn chỗ cho một sàn đấu giá có ít người mua, ít người bán, ít mặt hàng hơn mà không không đủ tiềm lực để cạnh trang lâu dài.
10 tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất năm 2013 | |
Tỷ phú Internet làm giàu nhờ tư duy khác người |
Một khoản chi khác của Bezos vào năm 1998 là Junglee - trang tìm kiếm, so sánh giá cả các mặt hàng trên các website bán hàng. Thị trường này thời điểm đó đang nóng lên với sự tham gia của các đại gia như Google, Yahoo, PriceGrabber và Bizrate.
Bezos đã chi 170 triệu USD để phát triển Junglee nhưng hội đồng quản trị của Amazon phản đối dự án này vì Junglee sẽ đưa các khách hàng chuyển hướng sang các trang bán hàng đối thủ. Kết quả, dự án bị đóng cửa chỉ sau 1 tháng thực hiện.
Không chỉ có giấc mơ biến Amazon thành mạng lưới bán tất thảy mọi thứ trên thế giới, Bezos còn mơ ước sở hữu mọi trang web kinh doanh lớn của thế giới.
Giai đoạn 1998 - 1999, Bezos mua lại hàng loạt công ty thương mại trực tuyến như trang đánh giá điện ảnh IMDB.com, mạng xã hội các công ty PlanetAll.com, công ty dữ liệu Alexa.com, một nhà xuất bản tại Anh và một tại Đức. Bezos còn đầu tư mạnh vào các trang Drugstore.com, Pets.com, Gear.com, WineShopper.com, Greenlight.com và HomeGrocery.com.
Tuy nhiên tất cả những tham vọng ấy đều sụp đổ. Nguyên nhân là vì Bezos và các cộng sự không đủ khả năng để có thể quản lý một lúc tất cả các doanh nghiệp khác nhau.
Hàng loạt thất bại liên tiếp đã lấy đi của Bezos gần 1 tỷ USD trong những năm cuối thế kỷ 20.
Trưởng thành sau thất bại
Bước qua hàng loạt sai lầm, Bezos nhanh chóng rút ra những kinh nghiệm đầu tư xương máu và đứng dậy mạnh mẽ hơn.
Bezos nhận ra những sai lầm của mình phần lớn đến từ những chiến lược đối lập với con đường chính của Amazon. Đầu thế kỷ 21, thay vì chọn hướng tăng trưởng diện rộng, Bezos tập trung tìm hiểu những nguyên tố cơ bản tạo nên thành công cho Amazon.
Rút kinh nghiệm lần đầu tư trước, Bezos chọn cách liên kết với Toys “R” Us để phân phối mặt hàng đồ chơi của thương hiệu này trực tuyến không qua lưu kho.
Bezos cũng chuyển đổi dự án đấu giá Amazon thành zShop - nơi người bán có thể tạo một cửa hiệu bán hàng riêng trên Amazon. zShops không đi ngược lại định hướng cốt lõi của Amazon. Sự thay đổi này tạo tiền đề cho thành công lớn hơn của Amazon sau này là mô hình Amazon Marketplace.
Về sau nhìn lại, Bezos cho biết có hai bài học quan trọng ông nhận ra được sau những thất bại.
Đầu tiên, như những doanh nhân thành công khác, Bezos biết cái giá của thất bại và chấp nhận nó như một phần trong các bước đi chiến lược của công ty.
Bezos không ngây thơ đến mức tin rằng mọi sự đầu tư đều mang đến lợi nhuận cao, ông cũng không lãnh đạm đến mức phớt lờ những lợi nhuận tiềm ẩn từ các phi vụ đầu tư rủi ro. Một khi đã tính toán kỹ các rủi ro và quyết định thực hiện thì sẵn sàng chấp nhận mọi tình huống xấu nhất, cho dù nó có gây ảnh hưởng đến danh tiếng của bản thân.
Điều thứ hai, quan trọng hơn, theo Bezos là học từ những thất bại. Sự thật là hầu hết mọi thất bại của Bezos đều đến từ kết quả của việc hiểu sai về các yếu tố tạo dựng thành công: thay vì tập trung đầu tư vào các công ty có mô hình kinh doanh tương tự Amazon, Bezos lại chọn con đường ngược lại.
Khi những ý tưởng thất bại, bài học được rút ra là lúc Bezos vững vàng đứng lên tái cấu trúc lại Amazon mạnh mẽ hơn vào thế kỷ 21.
Amazon hiện có tổng giá trị vào khoảng 150 tỷ USD và là mạng thương mại trực tuyến lớn thứ hai thế giới, sau Alibaba.
Top 10 nhân vật quyền lực nhất thế giới 2014 Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 72 nhân vật quyền lực nhất thế giới năm 2014 (World’s 72 Most Powerful People). Danh sách được chọn ra thông qua bỏ phiếu của các biên tập tạp chí này. |
Leslie Wexner: Ông chủ đứng sau thương hiệu tỷ USD Victoria's Secret Ông mua Victoria's Secret khi không biết gì về đồ lót và chưa biết sẽ làm gì sau khi sở hữu công ty, Tạp chí Forbes kể lại. |
Nước cờ cuối 'trục vớt' Sony của Kazuo Hirai Đầu tháng 5/2013, Kazuo Hirai đã có thể ăn mừng với cổ đông khi hãng điện tử Nhật Sony có lãi trở lại sau 4 năm thua lỗ. Khi đó, Sony đã lãi ròng 43 tỉ yên, tương đương 435 triệu USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2013. Thế nhưng, kể từ đó, vị tổng giám đốc của Sony liên tục đón nhận hung tin. |
Lâm Nghi (DNSG)
-
Giúp khách hàng vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội mới -
Benoît Chaigneau, Nhà sáng lập Chu Ben Fish Sauce: Nâng tầm nước mắm Việt Nam -
Doanh nhân Phạm Quốc Anh, Tổng giám đốc CTCP Thiết kế Xây dựng và Phát triển Minimal: Khởi nghiệp từ nét vẽ tối giản -
Doanh nhân nữ không cô đơn trên hành trình chuyển đổi kép -
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình: Điểm tựa vững chắc của các doanh nhân nữ -
Doanh nhân Nguyễn Thúy Cải: Ba thập kỷ lan tỏa giá trị ẩm thực và tiệc cưới truyền thống -
Chu Văn Nam, nhà sáng lập thương hiệu Nada Oils: Tìm chỗ đứng trên thị trường tinh dầu
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025