-
VN-Index giảm nhẹ, thanh khoản xuống thấp nhất nửa tháng -
VN-Index tăng hơn 2 điểm phiên cuối tuần, vượt 1.275 điểm -
Huy động vốn qua sàn chứng khoán: Người tăng tốc, kẻ dè chừng -
Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường phiên 26/12, cổ phiếu YEG của Yeah1 giảm sàn -
TTC Land phát hành trái phiếu để hợp tác đầu tư dự án trọng điểm mới -
WeTalk: Đầu tư gì năm 2025?
Ngành bảo hiểm thận trọng
Những tháng cuối năm là khoảng thời gian các lãnh đạo ngồi lại phác thảo mục tiêu, hành động, tính toán nguồn lực cần thiết, cũng như các mốc thời gian và lộ trình cho năm tới.
Nhưng trong mùa lên kế hoạch này, không ít doanh nghiệp dành thời gian để nhìn lại và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2024, dù thời gian còn lại của năm chỉ tính bằng ngày. Nhóm doanh nghiệp bảo hiểm vốn hiếm khi đổi kế hoạch “giờ chót”, nhưng năm nay lại xuất hiện một loạt kế hoạch kinh doanh mới.
Nguyên nhân bởi chi phí bồi thường tăng vọt do cơn bão số 3 (Yagi) - một trong những cơn bão mạnh nhất 70 năm trở lại đây, gây thiệt hại lớn tại các tỉnh phía Bắc, làm tê liệt hoạt động sản xuất và gia tăng đột biến chi phí bồi thường đối với nhóm doanh nghiệp bảo hiểm.
Gần nhất, Bảo hiểm Agribank (ABIC) lấy ý kiến cổ đông để điều chỉnh giảm 9% so với kế hoạch doanh thu ban đầu và giảm hơn 29% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 sau quý III kinh doanh thua lỗ.
Lý giải sự điều chỉnh này, ABIC cho biết, do chi phí bồi thường bảo hiểm tăng mạnh 93% trong quý III/2024, khiến Công ty lỗ ròng hơn 16 tỷ đồng trong quý. Tổn thất từ bão Yagi không chỉ khiến ABIC khó hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đạt doanh thu bảo hiểm.
Ngoài yếu tố đột biến từ cơn bão số 3, trước đó, cũng có những tác nhân tiêu cực ảnh hưởng đến ngành bảo hiểm nói chung và ABIC nói riêng. Tại tờ trình gửi các cổ đông, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch Hội đồng Quản trị ABIC cho biết, khủng hoảng dư luận về ngành bảo hiểm từ năm 2023 và sự thay đổi các quy định theo Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2024 gây khó khăn trong triển khai bán sản phẩm bảo hiểm tại chi nhánh của các tổ chức tín dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của ABIC.
Tương tự, Bảo hiểm Bảo Minh (BMI) dự kiến họp Đại hội đồng cổ đông bất thường vào ngày 27/12 để điều chỉnh giảm 29% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2024, từ 377 tỷ đồng xuống còn 268 tỷ đồng, cũng do chi phí dự phòng bồi thường vọt tăng trong quý III vừa qua.
Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) - doanh nghiệp hiếm hoi ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận trong quý III/2024 - không điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận, nhưng cũng giảm hơn 7% kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm.
Một số doanh nghiệp khác chưa công bố bản kế hoạch kinh doanh mới, nhưng khả năng cao khó lòng hoàn thành kế hoạch năm.
“Đau đầu” trước nhiều biến số
Đến thời điểm hiện tại, đã có một vài doanh nghiệp chính thức công bố kế hoạch kinh doanh tới các cổ đông và nhà đầu tư. Kết thúc niên độ tài chính năm 2024 vào ngày 30/9, Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư Tân Bình (mã TIX - sàn UPCoM) sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 ngay đầu tháng 1/2025. Theo tài liệu vừa công bố, ban lãnh đạo Công ty xây dựng kế hoạch năm 2025 trên cơ sở thận trọng với mục tiêu doanh thu đạt 256,3 tỷ đồng, giảm 3,7% so với thực hiện năm 2024; lợi nhuận sau thuế giảm 6,6%, về còn 98,2 tỷ đồng.
Hai dự án trọng điểm của Công ty là Dự án Nhà ở xã hội và Dự án Chung cư Milky Way tại Khu công nghiệp Tân Bình II chắc chắn chưa thể thông qua được hồ sơ pháp lý trong năm 2025. Theo tờ trình gửi các cổ đông, cơ sở xây dựng chỉ tiêu doanh thu năm 2025 sẽ phụ thuộc chủ yếu trên 2 hoạt động, gồm doanh thu ổn định từ hoạt động kinh doanh chính của Khu công nghiệp Tân Bình (cho thuê nhà xưởng, cao ốc văn phòng cùng một số mặt bằng khác...) và hoạt động đầu tư tài chính qua các hoạt động đầu tư vốn, đầu tư trái phiếu...
Công ty cổ phần Thủy điện - Điện lực 3 (mã DRL - sàn HoSE) cũng vừa thông báo kế hoạch tài chính và sản xuất kinh doanh năm 2025 và lên lịch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên vào đầu tháng 3 năm sau. Doanh nghiệp thủy điện này đặt mục tiêu tăng trưởng nhẹ 1 - 2% ở các chỉ tiêu chính so với năm 2024. Cụ thể, sản lượng điện thương phẩm đạt 75,3 triệu kWh; tổng doanh thu đạt 97,8 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 42 tỷ đồng. Nhìn chung, kế hoạch trên vẫn khá thận trọng sau một năm nhiều doanh nghiệp ngành này hưởng lợi nhờ tình hình thủy văn thuận lợi.
Điểm nhấn đáng chú ý nhất là Công ty dự kiến duy trì mức cổ tức cao, đạt 41%, tăng nhẹ so với mức 40% của năm 2024. Dù bản kế hoạch kinh doanh đã được “cài số” cụ thể, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Thủy điện - Điện lực 3 cũng lưu ý trong tờ trình về việc có thể sẽ điều chỉnh linh hoạt mục tiêu dựa trên kết quả thực hiện năm 2024 và các diễn biến thực tế trong thời gian tới.
Với các doanh nghiệp sản xuất phụ thuộc nhiều vào thị trường quốc tế, thậm chí, nhiều biến số cần tính đến hơn. Ảnh hưởng của tình hình căng thẳng địa chính trị, chính sách tiền tệ tại các ngân hàng trung ương, lãi suất và tỷ giá tác động mạnh đến giá nguyên vật liệu đầu vào, thị trường tiêu thụ, giá cả hàng hóa đầu ra đều là những ẩn số khi xây dựng các kịch bản kinh doanh năm 2025.
-
Thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu giảm đến khi nào? -
Cổ phiếu bất động sản, xây dựng chờ đầu tư công "cất cánh" -
Nhận diện nguồn thu, khu vực, sắc thuế còn dư địa -
VN-Index tăng hơn 2 điểm phiên cuối tuần, vượt 1.275 điểm -
Huy động vốn qua sàn chứng khoán: Người tăng tốc, kẻ dè chừng -
Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ thị trường phiên 26/12, cổ phiếu YEG của Yeah1 giảm sàn -
VPS: Kế hoạch lợi nhuận 2025 gấp 2,3 lần năm cũ, huy động 12.000 tỷ đồng qua trái phiếu
- Ninja Van Việt Nam tài trợ 100% chi phí vận chuyển của dự án “Áo ấm cho em”
- Sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thuận lợi
- Dấu ấn Techcombank - Thương hiệu ngân hàng số 1 Việt Nam
- Mở bán thành công 30 căn nhà dãy mặt tiền phố khu dân cư Lộc An
- SeABank thông báo mời thầu
- Xuân Thiện xanh hóa tương lai