-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu
Nhiều khách hàng mua bảo hiểm xe máy với tâm lý đối phó |
Khống chế chi phí
Trên cơ sở thực tế loại chi phí này đang được thực hiện theo kiểu “mạnh ai nấy chi”, theo trưởng phòng bảo hiểm xe cơ giới - con người của một doanh nghiệp bảo hiểm lớn, thì không nên chần chừ mà cần sớm thực hiện việc khống chế mức trần phải chi trong kinh doanh nghiệp vụ này. Theo đó, Bộ Tài chính nên ấn định rõ một tỷ lệ cụ thể về chi phí được chi tính trên tổng doanh thu phí từ loại bảo hiểm bắt buộc này, chứ không để doanh nghiệp bảo hiểm toàn quyền tự quyết như hiện nay.
“Do không có quy định rõ nên các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hiện đang tùy nghi lựa chọn mức chi phí để bán hàng sao cho không bị lỗ nghiệp vụ, vì lỗ 2 năm liên tiếp sẽ phải dừng bán. Thế nhưng, nếu cứ tiếp diễn tình trạng mạnh ai nấy chi này thì khách hàng sẽ là người chịu ảnh hưởng, dù bề nổi thì là được mua với giá rẻ và bên hưởng lợi nhiều nhất vẫn chủ yếu là kênh trung gian, chứ không phải doanh nghiệp bảo hiểm”, phụ trách kinh doanh một doanh nghiệp bảo hiểm nói.
Phân tích thêm về sự thiệt thòi của khách hàng, vị này cho rằng, khi đã chăm chăm vào việc tìm một mức giá siêu rẻ để chọn mua thì khách hàng sẽ ít để ý đến quyền lợi được hưởng liên quan đến bồi thường. Trong đầu khách hàng lúc này chỉ có 2 chữ “giá rẻ và đối phó”. Và như thế bảo hiểm sẽ trở nên vô nghĩa, khó thay đổi được tư duy hằn sâu trong tâm trí của khách hàng là mua loại bảo hiểm này là để cho có, nhằm tránh bị phạt bởi các cơ quan chức năng, chứ không phải để bảo vệ chính mình và xã hội.
Tất nhiên, theo tìm hiểu của PV, hiện tại, không phải ở doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng diễn ra tình trạng loạn phí mà đã thắt chặt hơn, nhất là với những doanh nghiệp đã từng chịu cảnh báo đỏ nguy cơ lỗ nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc khống chế này cũng không dễ.
“Ngoài hoa hồng 20% được coi là mức cao nhất trong số các nghiệp vụ bảo hiểm, chi phí cho bảo hiểm xe máy bắt buộc đang được chúng tôi để ở tỷ lệ hợp lý, dưới 15% sau một thời gian hòa vốn, suýt lỗ do chi không thương tiếc. Nhưng thời gian đầu áp dụng mức này rất khó khăn trong việc thuyết phục đại lý, cộng tác viên bán bảo hiểm cho doanh nghiệp mình khi họ bỏ đi hàng loạt để tìm doanh nghiệp bảo hiểm mạnh chi hơn”, trưởng phòng bảo hiểm xe cơ giới của 1 doanh nghiệp bảo hiểm bộc bạch.
Có thể thấy, đề xuất khống chế chi phí kinh doanh trong bán bảo hiểm xe máy không phải là mới và đã được gợi mở, kiến nghị nhiều năm qua, nhưng đến nay vẫn chưa làm được. Ghi nhận từ Bộ Tài chính cho thấy, việc khống chế chi phí kinh doanh bảo hiểm xe máy đã đề cập cũng sẽ được bổ sung vào Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 46/2007/NĐ-CP ngày 27/3/ 2007 quy định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm trong lần sửa đổi gần nhất.
Một trong những lý do đưa ra cho việc chậm trễ thay đổi này là do cơ quan chức năng phải lắng nghe ý kiến thống nhất của toàn thị trường, trong đó không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng chấp nhận giảm chi phí, nhất là doanh nghiệp nhỏ, mới tập trung phát triển mảng này. Với họ, bài toán tăng chi phí chính là phương cách gần như duy nhất để tăng nguồn thu từ mảng này, bởi có một thực tế là sản phẩm bảo hiểm xe máy không mất nhiều chi phí bồi thường. Khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm này chủ yếu để đối phó là chính, hầu như không quan tâm đến quyền lợi bồi thường.
Giảm phí bảo hiểm xe máy bắt buộc
“Kế sách” này nghe có vẻ ngược đời (bởi ở các nghiệp vụ bảo hiểm khác, doanh nghiệp đang kêu gọi tăng phí bảo hiểm lên để hạn chế nguy cơ lỗ nghiệp vụ), nhưng theo phó tổng giám đốc phụ trách mảng xe cơ giới của một doanh nghiệp bảo hiểm thì điều này không hề khó hiểu.
“Nếu không khống chế chi phí thì nên chăng giảm phí bán bảo hiểm bắt buộc này xuống, có thể là cận kề mức 30.000 đồng/xe/năm. Khi đã ấn định mức đó rồi thì khó có doanh nghiệp bảo hiểm nào có thể bán phá giá ở mức thấp hơn, vì nếu phá giá thì chả khác nào doanh nghiệp tự trói tay trói chân mình”, ông này nói.
Quan điểm trên cũng nhận được sự đồng tình của một số doanh nghiệp bảo hiểm khác khi cho rằng, đã đến lúc phải đưa đưa mức phí bảo hiểm về đúng giá trị thực của nó. Bởi hiện nay, sản phẩm này hầu như được bán không phải với mức quy định 66.000 đồng/xe/năm như trên giấy chứng nhận đã ghi mà chỉ bán khoảng 30.000 đồng, thậm chí thấp hơn.
Với mức giá rất thấp, khách hàng cũng không quá để ý đến việc mua bảo hiểm dạng trôi nổi. Từ đó để ý hơn đến tính bảo vệ rủi ro cho họ và cộng đồng của loại hình bảo hiểm bắt buộc này để có thể mua từ những doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh uy tín, có lịch sử bồi thường tốt.
-
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn -
Tín hiệu sôi động trở lại của trái phiếu xanh -
Không có nước nào không áp thuế giá trị gia tăng phân bón -
Trái phiếu chậm trả của công ty chứng khoán giảm dần, dư nợ ký quỹ tăng rủi ro
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu