-
Khám phá giải pháp AIoT và 5G vượt trội nhất tại MobiFone AIoT Day 2024 -
Đà Nẵng thu hút 4 doanh nghiệp thiết kế vi mạch bán dẫn -
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
Data sóng sánh, học tiếng Anh cực nhanh với các gói cước dài kỳ của MobiFone
Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Đầu tư về việc Ali Pay, nền tảng thanh toán của Alibaba, có phải đang xin giấy phép trung gian thanh toán vào Việt Nam hay không? Phía Lazada Việt Nam, Kênh mua sắm trực tuyến được Alibaba mua lại hồi tháng 4/2016 đã từ chối trả lời.
Tuy nhiên, theo ICTnews, nhiều nguồn tin cho biết, AliPay, nền tảng thanh toán trực tuyến bên thứ 3 do Alibaba sáng lập vào năm 2004, hiện có hơn 400 triệu người dùng tại Trung Quốc, đang tìm cách vào thị trường Việt Nam.
Trong kế hoạch toàn cầu đến năm 2020 được đăng trên website của mình, Ant Financial (Công ty quản lý AliPay) khẳng định từ năm 2014, Alipay đã làm việc với các thương nhân bản địa nơi khách du lịch Trung Quốc thường xuyên du lịch tại Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Macau. Khoảng 03/2015, Alipay đã được chấp nhận bởi khoảng 15.000 nhà bán lẻ tại các quốc gia kể trên. Tính đến hết tháng 09/2016, hệ thống này đã mở rộng hơn 80.000 nhà bán lẻ tại 70 thị trường, trong đó có Việt Nam.
A |
Với những động thái gần đâ, chỉ cần được sự đồng ý là AliPay sẽ nhanh chóng vào thị trường Việt Nam mà không cần làm gì nhiều.
Cụ thể, vào tháng 4/2016, Alibaba đã chi 1 tỷ USD thâu tóm kênh mua sắm trực tuyến hàng đầu Lazada hiện đang hoạt động tại Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Việt Nam.
Đúng một năm sau, tháng 4/2017, dịch vụ thanh toán trực tuyến HelloPay của Lazada đã hợp nhất với Ant Financial, nền tảng thanh toán trực tuyến qua di động sở hữu bởi Alibaba. Ngay sau đó, HelloPay đổi tên thành Alipay Singapore, Alipay Malaysia, Alipay Indonesia và Alipay Philippines theo tên các thị trường mà Lazada đang hoạt động.
Nhìn một cách tổng thể, Alibaba đang có những bước đi một cách rất bài bản tại thị trường Đông Nam Á, khi có cả một hệ thống thương mại điện tử bao gồm bán sỉ, bán lẻ, logistics và cả thanh toán. Cụ thể, ở lĩnh vực bán sỉ Alibaba.com đang hoạt động rất mạnh, tiếp theo là các kênh bán lẻ gồm Taobao, Lazada, logistics với bộ phận riêng của Lazada và Singpost, cuối cùng nền tảng thanh toán tích hợp là AliPay.
Nguyên nhân Alibaba đang tìm cách để đưa AliPay vào thị trường Việt Nam là họ muốn thống nhất nền tảng thanh toán trực tuyến của mình ở tất cả các nước trong khu vực. Trong khi các nước như Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines họ đã thực hiện thành công, thì ở Việt Nam điều này vẫn chưa thể làm được.
Động thái cho thấy rõ nữa tham vọng này của Alibaba khi họ đang có kế hoạch tham gia vào vòng gọi vốn tiếp theo của Grab tại Singapore nhằm tích hợp nền tảng thanh toán Alipay vào ứng dụng Grab. Grab cũng đang ráo riết chạy khuyến mãi trên toàn Đông Nam Á để thu hút thêm người dùng cho dịch vụ thanh toán GrabPay, nhằm tận dụng con số 27 triệu người dùng tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Hiện vẫn chưa rõ AliPay sẽ giải quyết vấn đề vào thị trường thanh toán Việt Nam theo con đường nào, tuy nhiên thực tế để một công ty thanh toán 100% vốn “ngoại” vào thị trường trong nước là vô cùng khó khăn.
Bởi hiện tại việc cấp phép cho trung gian thanh toán tại Việt Nam được quản lý rất chặt chẽ, đến 8/8/2017, Ngân hành Nhà nước Việt Nam mới chỉ cấp phép cho 24 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này và tất cả đều là công ty trong nước.
Bên cạnh đó, Trung gian thanh toán là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải đảm bảo các điều kiện nghiêm ngặt như được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định và cấp phép hoạt động. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, theo cam kết Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), đối với dịch vụ trung gian thanh toán thì hiện nay Việt Nam không có cam kết mở rộng thị trường.
Mặt khác, với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông là từ 49-65% (có hạ tầng mạng và không có hạ tầng mạng), mặt khác, do lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực nhạy cảm nên hiện Nhà nước đang giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng là 30%.
Mặc dù các thông tin về AliPay vào Việt Nam vẫn chưa chính thức, nhưng nếu điều đó xảy ra, với tiềm lực của mình nó sẽ là một mối de dọa cho các Fintech Việt Nam hiện tại trước ông lớn này.
Hiện hai ông lớn là Alipay của Alibaba và Tenpay của Tencent đang thống lĩnh thị trường thanh toán điện tử tại Trung Quốc, với 88% giao dịch được người dân thực hiện thông qua hai nền tảng này.
-
Huawei chia sẻ các sáng kiến thúc đẩy niềm tin số trong lộ trình chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam -
Galaxy S25 Ultra lộ diện mô hình mẫu: Thiết kế mềm mại, công nghệ tiên tiến -
VNPT Family Safe: Đầu tư nhỏ, lợi ích lớn -
Ampotech hợp tác với Avenue thúc đẩy hiệu quả năng lượng và đổi mới trong các giải pháp bền vững -
iPhone 17 Air: Hành trình chạm tới độ mỏng đỉnh cao -
Bất ngờ mất điện diện rộng mà đèn vẫn sáng, máy tính vẫn chạy nhờ thiết bị này -
Apple phát hành iOS 18.1.1: Giải pháp cho các sự cố trên iPhone
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu