-
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm
Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án liên quan tới các sai phạm xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và các cơ quan liên quan; đồng thời đề nghị truy tố 10 bị can về các tội danh “đưa hối lộ”, “nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trong số này có bị can Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Trần Bích Ngọc, cựu Vụ trưởng Vụ I, Văn phòng Chính phủ; Trần Đức Quận, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng; Trần Văn Hiệp, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh thanh tra tỉnh.
Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh có 257 ha đất rừng. |
Cùng với đó, một số bị can là cựu lãnh đạo, cán bộ tại Thanh tra Chính phủ cũng bị cáo buộc phạm tội gồm: Nguyễn Hồng Giang, cựu Vụ trưởng Vụ II; Lê Quốc Khanh, cựu Phó cục trưởng Cục Thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II); Hoàng Văn Xuân, cựu Thanh Tra viên chính và Nguyễn Nho Định, Thanh tra viên Cục II.
Theo hồ sơ vụ án, tháng 12/2010, Công ty cổ phần Đầu tư Du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Đại Ninh - do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, người đại diện pháp luật) được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh (dự án Đại Ninh), với tổng vốn đầu tư 25.243 tỷ đồng, thời gian hoạt động 50 năm.
Tháng 6/2020, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành thanh tra công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn tháng 1/2013 đến tháng 6/2018.
Tại dự án Đại Ninh, Thanh tra Chính phủ đã xác định hàng loạt sai phạm như: không tuân thủ nghĩa vụ tài chính, không nộp tiền sử dụng đất và tiền bồi thường thiệt hại tài nguyên, môi trường rừng mặc dù được đôn đốc nhiều lần; quá trình quản lý, sử dụng đất, chủ đầu tư để người dân tái lấn chiếm; vi phạm trật tự xây dựng; vi phạm về thời hạn đầu tư dự án.
Từ đó, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện việc chấm dứt hoạt động, thu hồi đất của dự án này.
Biết được dự án này “gặp khó”, Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang đã tìm cách móc nối, câu kết với lãnh đạo, cán bộ tại Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ để phục vụ mục đích thâu tóm dự án, trục lợi.
Ban đầu, Trí đã thỏa thuận mua lại dự án từ bà Phan Thị Hoa, bằng hình thức mua lại cổ phần của Công ty Sài Gòn Đại Ninh do bà Hoa và người thân nắm giữ; sau đó nhờ cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận tác động để xin thay đổi đăng ký kinh doanh trái quy định, giúp Trí làm Tổng giám đốc, người đại diện pháp luật thay bà Hoa.
Tiếp đó, Nguyễn Cao Trí câu kết, tác động tới ông Mai Tiến Dũng (thời điểm này là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) và một số cấp dưới để thực hiện hành vi trái pháp luật trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh; đồng thời tham mưu để Chính phủ đồng ý với báo cáo và kết luận của Thanh tra Chính phủ trong việc hủy bỏ kiến nghị thu hồi dự án.
Cùng với đó, khoảng tháng 9,10/2020, Trí nhờ ông Nguyễn Văn Minh (đã chết năm 2023), thời điểm này là Phó tổng Thanh tra Chính phủ, giúp đỡ để không thu hồi dự án.
Ông Minh đã nhận lời và hướng dẫn Trí làm đơn gửi đến lãnh đạo Chính phủ qua Văn phòng Chính phủ, để xin ý kiến chỉ đạo.
Cơ quan điều tra xác định, sau khi có công văn của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực (lần 2), ông Trần Văn Minh đã ký quyết định thành lập Tổ công tác kiểm tra xác minh giải quyết kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh không đúng quy định pháp luật, tạo tiền đề cho hàng loạt sai phạm trong việc điều chỉnh, sửa đổi kết luận thanh tra.
Các cấp dưới cũng được chỉ đạo quan tâm, tạo điều kiện giải quyết kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh theo hướng cho gia hạn, giãn tiến độ Dự án Đại Ninh, do đó, ông Lê Quốc Khanh, thời điểm này là Phó cục trưởng Cục II đã họp với các thành viên tổ công tác để phổ biến kế hoạch và truyền đạt ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
Kết quả là sau khi đoàn Thanh tra Chính phủ do ông Trần Văn Minh chủ trì và UBND tỉnh Lâm Đồng đã họp, thống nhất kiến nghị cho Công ty Sài Gòn Đại Ninh được gia hạn, giãn tiến độ tại dự án Đại Ninh.
Nguyễn Cao Trí khai, sau đó đã đưa tiền cảm ơn cho ông Trần Văn Minh 10 tỷ đồng; Lê Quốc Khanh 900 triệu đồng; Hoàng Văn Xuân 150 triệu đồng; Nguyễn Ngọc Ánh 100 triệu đồng.
-
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể -
Bị cáo Trần Duy Đông khai nhận không biết ai ở Xuyên Việt Oil -
Phúc thẩm vụ Vạn Thịnh Phát: cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn xin tòa khoan hồng -
Đằng sau khoản lợi “khủng” từ những thương vụ mua bán dự án tai tiếng - Bài 5: Mua, “phá” để “lấy” vô cùng nguy hại
-
Bà chủ Xuyên Việt Oil đồng ý sử dụng thêm tài sản để khắc phục hậu quả -
Hải quan cảnh báo các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép -
Nhận quà của Công ty Xuyên Việt Oil là sai lầm lớn nhất trong cuộc đời -
“Bà chủ” Công ty Xuyên Việt Oil khai gì về những hành vi sai phạm -
Xét xử vụ khai thác than lậu lớn nhất tỉnh Bắc Giang -
Truy tố Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án thứ 5 -
Bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"