Thứ Năm, Ngày 01 tháng 05 năm 2025,
Kết thúc Sáng kiến chung Việt - Nhật giai đoạn V
- 09/12/2014 09:33
 
() Hôm nay (9/12), Ủy ban hỗn hợp Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản sẽ nhóm họp nhằm tổng kết tình hình thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn V.
TIN LIÊN QUAN

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada sẽ chủ trì cuộc họp.

   
     

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn V đã được chính thức khởi động vào cuối tháng 7/2014, với thời gian thực hiện kéo dài 18 tháng, kết thúc vào tháng 12/2014.

13 nhóm vấn đề, 27 hạng mục và 100 tiểu hạng mục sẽ được hai phía Việt Nam và Nhật Bản dần tháo gỡ trong quá trình thực hiện Giai đoạn V Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản

Các vấn đề được thống nhất trong Kế hoạch hành động giai đoạn V liên quan đến các nội dung như luật pháp chính sách, thuế, hải quan, đào tạo nguồn nhân lực, sở hữu trí tuệ, môi trường, an toàn thực phẩm, ngân hàng, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô…

Được coi là “thuốc bổ” cho môi trường kinh doanh Việt Nam, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản được khởi xướng vào tháng 4/2003 và đến nay, đã qua 5 giai đoạn thực hiện.

Nếu chưa tính kết quả của giai đoạn V, mà hôm nay sẽ được tổng kết, thì qua 4 kỳ sáng kiến, đã 337 hạng mục trong kế hoạch hành động được triển khai. Trong số này, 286 hạng mục đã được triển khai tốt, đạt 85% kế hoạch. Tỷ lệ này được đánh giá là cao và được cả hai bên hài lòng.

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản cũng được đánh giá là sáng kiến “rất độc đáo, duy nhất mới chỉ có ở Việt Nam”. Nhiều nước cũng đã quan tâm cơ chế này và muốn triển khai, chẳng hạn Myanmar. Tuy nhiên, mô hình Sáng kiến ở Việt Nam là hình mẫu để các nước noi theo.

Đánh giá về Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng, đây là mô hình thành công trong mối liên kết giữa khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Đây cũng là một trong những kênh thông tin hữu hiệu cho các cơ quan chức năng của Việt Nam trong quá trình hoàn thiện luật pháp, chính sách.

“Mô hình này giúp cho các nhà đầu tư Nhật Bản nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung được tham gia vào quá trình hoạch định chính sách của Chính phủ, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư – kinh doanh của các doanh nghiệp tại Việt Nam”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nói.

 

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư