
-
Cơ hội quảng bá, hút khách du lịch trong những ngày lễ lớn
-
Sôi động kích cầu du lịch hè tại Ngày hội Du lịch TP.HCM
-
“Festival Phở năm 2025”: Hội tụ các thương hiệu phở khắp ba miền tại Thủ đô Hà Nội
-
Đồng Tháp công nhận 105 điểm du lịch cộng đồng
-
Tháng 4, đến Thái Nguyên trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc -
Phú Yên lần đầu tiên có bảo vật quốc gia được công nhận
![]() |
. |
Không nằm ngoài dự đoán, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã giảm mạnh trong tháng Ba.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng Ba giảm mạnh 63,8% so với tháng trước và giảm 68,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 3 tháng đầu năm nay, khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 3,7 triệu lượt người, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, khách đến bằng đường hàng không đạt 2.991,6 nghìn lượt người, chiếm 81,1% lượng khách quốc tế đến Việt Nam và giảm 14,9%; bằng đường bộ đạt 551,1 nghìn lượt người, chiếm 15% và giảm 39,4%; bằng đường biển đạt 144,1 nghìn lượt người, chiếm 3,9% và tăng 92,1%.
Điều đáng chú ý là, ngoại trừ khách đến từ châu Phi tăng 2%, thì khách quốc tế đến từ tất cả các thị trường đều giảm. Mức giảm mạnh nhất tập trung ở các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ.
Cụ thể, khách từ châu Á đạt 2.674,4 nghìn lượt người, giảm 21,1% so với cùng kỳ năm trước; khách từ châu Mỹ ước tính đạt 234 nghìn lượt người, giảm 20,2%; khách đến từ châu Âu ước tính đạt 664,3 nghìn lượt người, giảm 3,1%; khách đến từ châu Úc đạt 102,2 nghìn lượt người, giảm 14,4%.
Khách du lịch quốc tế giảm, du lịch trong nước cũng giảm dẫn đến vận tải quý I cũng giảm. Theo đó, trong quý đầu năm, vận tải hành khách đạt 1.190,7 triệu lượt khách, giảm 6,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 10,8%) và luân chuyển 55,9 tỷ lượt khách.km, giảm 8% (cùng kỳ năm trước tăng 10%).
Trong khi đó, vận tải hàng hóa đạt 435,6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2019 tăng 8,6%) và luân chuyển 84,4 tỷ tấn.km, tăng 0,1% (cùng kỳ năm trước tăng 6,5%).
Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, hoạt động thương mại, dịch vụ trong 3 tháng đầu năm 2020 diễn ra kém sôi động, do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài gia đình. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I/2020 đạt 1.246,1 nghìn tỷ đồng, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng rất thấp, cho thấy sức mua đang có chiều hướng suy giảm mạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trong thời gian tới.

-
Tàu hạng sang “Hoa Phượng Đỏ”: Cú hích cho du lịch Hải Phòng - Hà Nội -
“Festival Phở năm 2025”: Hội tụ các thương hiệu phở khắp ba miền tại Thủ đô Hà Nội -
Đồng Tháp công nhận 105 điểm du lịch cộng đồng -
Xu hướng “nghỉ dưỡng xanh” thu hút du khách đến với vịnh Bái Tử Long -
Hà Nội và Thái Nguyên tăng cường liên kết phát triển du lịch -
Tháng 4, đến Thái Nguyên trải nghiệm xứ Trà đậm đà bản sắc -
Nhiều hoạt động tôn vinh sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort