
-
Chủ tịch HĐQT CC1: Cầu cạn là lời giải cho tình trạng thiếu cát đắp nền đường
-
Một loạt công ty thay nhân sự; Thiên Long, Gemadept có kịch bản ứng phó với thuế quan
-
Giao thương doanh nghiệp Việt Nam - Trùng Khánh (Trung Quốc)
-
Quý I/2025, Transerco phục vụ trên 54 triệu lượt hành khách -
Doanh nghiệp ở Hải Phòng ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ
![]() |
Nhiều doanh nghiệp thuộc Vinatex được khách hàng yêu cầu hoàn tất đơn hàng trong vòng 90 ngày tới. |
Trong báo cáo mới vừa phát hành, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) đã cập nhật loạt thông tin về tác động của chính sách thuế quan, sự thay đổi của thị trường dệt may toàn cầu, tác động đến các nhà cung ứng Việt Nam, trong đó có Vinatex.
Theo lãnh đạo Vinatex, trước diễn biến của chính sách thuế mới, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn đã nhanh chóng cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh và phản hồi từ các khách hàng quốc tế.
Trước đó, khi Mỹ công bố mức thuế đối ứng mới và kế hoạch áp thuế vào ngày 3/4 (theo giờ Việt Nam), nhiều khách hàng đã tạm dừng đơn hàng khiến thị trường và tình hình sản xuất chững lại.
Nhưng, ngay khi thông tin tạm dừng áp dụng thuế được công bố vào 10/4, các khách hàng đã thúc đẩy tiến độ sản xuất và giao hàng, yêu cầu hoàn tất đơn hàng trong vòng 90 ngày tới.
Các doanh nghiệp trong Tập đoàn cũng đã chủ động xây dựng các giải pháp ứng phó trong ngắn và dài hạn, tập trung vào đàm phán với khách hàng trên tinh thần chia sẻ, tìm kiếm thị trường xuất khẩu cũng như nguồn cung nguyên phụ liệu mới, tối ưu hóa quản trị sản xuất, đẩy nhanh tốc độ sản xuất các đơn hàng đã ký trong quý II/2025.
Dù vậy, theo đánh giá của Tập đoàn, nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may tại thị trường Mỹ có thể sẽ không sụt giảm mạnh do tồn kho đã trở về mức thấp sau Covid-19 và kỳ vọng vào những tín hiệu tích cực hơn chính sách thuế quan. Nhưng ngành dệt may cần dự phòng phương án trong trường hợp hàng dệt may Trung Quốc không xuất khẩu vào Mỹ do thuế cao sẽ tấn công sang các thị trường lớn khác như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và cả thị trường nội địa Việt Nam.
"Đây là giai đoạn đặc biệt, yêu cầu toàn hệ thống phải triển khai sản xuất kinh doanh với tinh thần khẩn trương nhưng vẫn giữ được bình tĩnh, sáng suốt. Điều quan trọng nhất lúc này không phải là hoang mang, lo lắng mà là tinh thần kiên định, sẵn sàng làm việc với hiệu suất cao nhất trong 90 ngày tới", Chủ tịch HĐQT Vinatex, ông Lê Tiến Trường nhấn mạnh.
Bởi, là ngành hội nhập từ sớm, dệt may đã quen với thị trường biến động, thuế suất cao... và đã có kinh nghiệm "vượt bão", khẳng định được vị trí xuất khẩu thứ hai trên thế giới.
Hiện, các đơn vị sản xuất trong Tập đoàn được lưu ý kích hoạt cơ chế phối hợp chặt chẽ như giai đoạn Covid-19, bao gồm: phương thức làm việc, phương thức tiếp cận, chia sẻ thông tin, lập quỹ dự phòng tại các đơn vị để dự phòng cho kịch bản thị trường xấu nhất.
Cùng với chiến dịch sản xuất phù hợp trong bối cảnh thị trường biến động, Ban Sản xuất kinh doanh May chủ trì tìm hiểu chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu, ưu tiên sử dụng nguồn vải của các doanh nghiệp trong hệ thống Tập đoàn nếu đạt yêu cầu về chất lượng, hỗ trợ doanh nghiệp phân loại từng mặt hàng, thị trường có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi các chính sách thuế mới để có cơ sở đàm phán với khách hàng và tìm kiếm hướng đi phù hợp trong thời gian tới.
Doanh nghiệp phải thực hiện yêu cầu minh bạch về quy tắc xuất xứ cũng như tuân thủ các quy định về chống gian lận thương mại, đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm chuỗi cung ứng, mở rộng thị trường để tránh phụ thuộc vào một số thị trường đã có.
Quý I/2025, doanh thu hợp nhất của Tập đoàn ước đạt 4.417 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất ước đạt 271 tỷ đồng, tăng lần lượt 6,1% và 165,5% so với cùng kỳ năm 2024.
Lúc này, hầu hết các đơn vị ngành sợi có đơn hàng đến tháng 5/2025. Tuy nhiên, từ tuần cuối cùng của tháng 2/2025 đến nay, thị trường sợi giảm cả về giá và nhu cầu trước những căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, trong khi giá bông liên tục giảm sâu. Hầu hết, các đơn hàng sợi đang có xu hướng chốt theo nhu cầu sử dụng, yêu cầu giao hàng nhanh, không mua dự trữ, tồn kho, giá bán theo sát biến động thị trường.
Với ngành may, nhiều doanh nghiệp đã nhận đủ đơn hàng đến hết quý II/2025 và đang thương thảo cho quý III/2025. Tuy nhiên, trong quý 1, các đơn hàng có xu hướng đẩy nhanh tiến độ giao hàng để hạn chế tác động nếu có của chính sách thuế quan của Mỹ, còn đơn hàng quý II/2025 có xu hướng chững lại vì nghe ngóng các chính sách thuế của chính quyền Tổng thống Trump.
-
Khách hàng yêu cầu doanh nghiệp Việt đẩy nhanh tiến độ sản xuất và giao hàng -
Doanh nghiệp ở Hải Phòng ứng phó với chính sách thuế đối ứng của Hoa Kỳ -
Quản chặt nguyên liệu làm hàng xuất khẩu -
PVFCCo - Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam hợp tác phân phối phân bón sinh học -
Thời cơ chín muồi để nhìn lại mô hình tăng trưởng ngành gỗ -
Sản phẩm sơmi rơ moóc Việt Nam không lẩn tránh thuế tại Canada -
"Kích hoạt" biện pháp phòng vệ thương mại với thép nhập khẩu
-
Vinmec được vinh danh là Hệ thống y tế của năm
-
Cà Mau dẫn đầu bảng xếp hạng đánh giá thực hiện hiệu quả các FTA
-
FTA Index là động lực thúc đẩy địa phương tối ưu hóa cơ hội từ các FTA
-
Năm thứ 2 liên tiếp VPBank NEOBiz được vinh danh là Ứng dụng Ngân hàng tốt nhất
-
Uuviet Solutions và dự án 18.000 tỷ đồng: Bước tiến mạnh mẽ tại thị trường Hà Nội.
-
Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm Giải pháp HVAC cho Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội