Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Khái niệm chủ đầu tư và người có thẩm quyền trong đấu thầu
Anh Ngọc - 20/02/2020 09:16
 
Khái niệm chủ đầu tư và người có thẩm quyền là khác nhau theo Khoản 4 và Khoản 34, Điều 4 Luật Đấu thầu.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Thế Anh đặt câu hỏi như sau: Cách xử lý tình huống khi quá thời hạn đánh giá hồ sơ thầu thế nào là đúng nhất? Để được phép kéo dài thêm 20 ngày đánh giá hồ sơ thầu thì phải báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hay mặc định được phép kéo dài mà không cần quyết định chấp thuận của chủ đầu tư?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm g, Khoản 1, Điều 12 Luật Đấu thầu quy định thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 20 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 30 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 45 ngày đối với đấu thầu trong nước, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

Thời gian đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển tối đa là 30 ngày, hồ sơ đề xuất tối đa là 40 ngày, hồ sơ dự thầu tối đa là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày bên mời thầu trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu. Trường hợp cần thiết, có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhưng không quá 20 ngày và phải bảo đảm tiến độ thực hiện dự án.

Theo đó, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ theo quy định nêu trên.

Ngoài ra, khái niệm chủ đầu tư và người có thẩm quyền là khác nhau theo Khoản 4 và Khoản 34, Điều 4 Luật Đấu thầu.

Quy định hành vi bị cấm trong đấu thầu
Luật Đấu thầu có quy định chi tiết các hành vi bị cấm trong đấu thầu.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư