-
Thuỷ điện Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu đã đóng toàn bộ các cửa xả -
Hải Phòng hỗ trợ 3 triệu đồng/tháng cho các hộ dân di dời khỏi chung cư cũ nguy hiểm -
An Giang có tân Phó bí thư Tỉnh ủy -
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 18,6% sau 8 tháng năm 2024 -
Kiểm soát chặt lạm phát, bình ổn giá cả -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều động, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với những thách thức lớn khi mô hình tăng trưởng truyền thống dựa trên gia tăng vốn, lao động phổ thông, đất đai, tài nguyên thiên nhiên dần chạm ngưỡng giới hạn.
“Trong bối cảnh ấy, chúng ta phải không ngừng đổi mới, cả về tư duy, cách làm và mô hình để “sáng tạo” ra những không gian mới cho tăng trưởng kinh tế”, TS. Nguyễn Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) khẳng định.
Chia sẻ tại Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Phát triển kinh tế sáng tạo: Xu hướng, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đối với Việt Nam” do CIEM tổ chức ngày 26/4, Viện trưởng Nguyễn Thị Hồng Minh cho biết khái niệm kinh tế sáng tạo đã ra đời và liên tục điều chỉnh trong hơn ba thập kỷ qua.
Theo báo cáo nghiên cứu do CIEM phối hợp cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) thực hiện, các ngành kinh tế sáng tạo nước ta gồm có thủ công mỹ nghệ; thời trang và thiết kế; nghệ thuật ẩm thực; nghệ thuật biểu diễn; nghệ thuật tạo hình; phim và truyền thông; công nghệ thông tin và kỹ thuật phần mềm; du lịch và di sản văn hóa; âm nhạc và giải trí; xuất bản và văn học; sáng tạo nội dung số (blog, vlog, podcast và tạo nội dung trên mạng xã hội); tiếp thị và quảng cáo số...
Trưởng Ban Nghiên cứu tổng hợp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), ông Nguyễn Anh Dương cũng đã công bố kết quả sơ bộ của báo cáo, cho thấy điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển kinh tế sáng tạo ở Việt Nam.
Hội thảo công bố báo cáo nghiên cứu “Phát triển kinh tế sáng tạo: Xu hướng, kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị đối với Việt Nam” do CIEM tổ chức ngày 26/4 tại Hà Nội. |
Các điểm mạnh bao gồm: di sản văn hóa phong phú và đa dạng; dân số trẻ, năng động và thành thạo công nghệ; những thay đổi chính sách tích cực đối với các mô hình kinh tế mới.
Các điểm yếu bao gồm: hạn chế cố hữu về nguồn vốn, đặc biệt là trong các lĩnh vực sáng tạo truyền thống; thiếu nhiều kỹ năng liên quan đến kinh tế sáng tạo ở không ít nhóm chủ thể sáng tạo (đặc biệt là người trung niên và người cao tuổi, phụ nữ, các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn...); những bất cập về kết cấu hạ tầng “cứng” và “mềm” cho phát triển kinh tế sáng tạo.
“Báo cáo sẽ tiếp tục được CIEM hoàn thiện, để tham mưu cho Chính phủ các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng thông qua phát triển kinh tế sáng tạo. Đặc biệt là hướng tới xây dựng một chiến lược quốc gia về kinh tế sáng tạo”, T.S Hồng Minh nhấn mạnh.
Cũng theo báo cáo, trên thế giới, kinh tế sáng tạo phát triển theo xu hướng chủ yếu là xuất khẩu hàng hoá sáng tạo và xuất khẩu dịch vụ sáng tạo.
Xuất khẩu hàng hoá sáng tạo trên thế giới tăng từ 208 tỷ USD năm 2002 lên 524 tỷ USD vào năm 2020, trong đó châu Á là khu vực xuất khẩu lớn nhất từ năm 2007. Cơ cấu hàng hoá sáng tạo xuất khẩu đã sự thay đổi đáng kể từ năm 2006 đến nay. Xuất khẩu đĩa CD, DVD, băng, báo và tài liệu in khác giảm đáng kể, trong khi xuất khẩu các phương tiện truyền thông và ghi âm trò chơi điện tử tăng mạnh.
Trong khi các nước phát triển thống trị xuất khẩu nghệ thuật thị giác và nghe nhìn thì các nước đang phát triển thống trị xuất khẩu thiết kế và thủ công mỹ nghệ.
Xuất khẩu dịch vụ sáng tạo trên thế giới đã tăng từ 487 tỷ USD năm 2010 lên gần 1.100 tỷ USD vào năm 2020. Xuất khẩu các dịch vụ sáng tạo đã vượt xa xuất khẩu hàng hoá sáng tạo do sự gia tăng mạnh mẽ trong xuất khẩu phần mềm, dịch vụ nghiên cứu và phát triển cũng như số hóa một số hàng hoá sáng tạo.
Các nước phát triển có thế mạnh trong xuất khẩu dịch vụ sáng tạo hơn các nước đang phát triển, song khoảng cách giữa hai nhóm quốc gia này đang dần thu hẹp.
Để phát triển kinh tế sáng tạo ở Việt Nam trong thời gian tới, báo cáo đưa ra nhiều kiến nghị cho Việt Nam, trong đó đề cao việc cần hoàn thiện khung chính sách vững chắc để nuôi dưỡng kinh tế sáng tạo, gắn với tạo không gian, động lực và sự yên tâm cho các chủ thể sáng tạo. Đồng thời, Việt Nam cần tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghệ số; tiếp tục phát triển thị trường trong nước và quốc tế cho các sản phẩm sáng tạo của Việt Nam.
-
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng 18,6% sau 8 tháng năm 2024 -
Kiểm soát chặt lạm phát, bình ổn giá cả -
Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều động, bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo, quản lý -
Triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân sống ngoài bãi sông -
Điểm tên 6 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD sau 8 tháng năm 2024 -
Thành lập Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”