-
ABeam Consulting dẫn đầu cuộc cách mạng chuỗi cung ứng -
Lãi ròng 28 tỷ quý III, Nafoods hoàn thành 71% kế hoạch lợi nhuận sau 9 tháng -
Doanh thu tháng 10/2024 của TKV đạt 13.430 tỷ đồng -
Tập đoàn Ngân Tín hợp tác với các quỹ đầu tư Hoa Kỳ, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh quốc tế -
Lộ trình nộp dần 120 tỷ đồng tiền nợ thuế thu nhập cá nhân của Bamboo Airways -
Vietnam Airlines lý giải về khoản lợi nhuận hợp nhất 862 tỷ đồng trong quý III/2024
Doanh nghiệp nhà nước khó phát triển bứt phá do bị ràng buộc bởi các quy định pháp luật về quản trị, quản lý vốn, đấu thầu... Ảnh: Đ.T |
Tâm tư của “sếu đầu đàn”
“Để phát triển được, doanh nghiệp nhà nước phải được thực hiện vai trò tiên phong, dẫn dắt, mở đường”, tân Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, ông Tào Đức Thắng đã mở đầu phần phát biểu tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp nhà nước cách đây hơn một tháng bằng một đề xuất cụ thể.
Thực ra, ông Thắng và những đại biểu dự Hội nghị, gồm các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và đại diện hơn 500 doanh nghiệp nhà nước đều hiểu, đề xuất trên có vẻ thừa. Vì đây chính là vai trò, vị trí của khu vực đang nắm giữ nguồn lực lớn của nền kinh tế, gồm cả vốn, tài sản, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo tính toán sơ bộ, tổng tài sản của khối doanh nghiệp nhà nước theo giá trị sổ sách năm 2021 khoảng 4 triệu tỷ đồng; quy mô tài sản bình quân của một doanh nghiệp nhà nước khoảng 4.100 tỷ đồng, cao gấp 10 lần doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và gấp 109 lần doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Nhưng những nguồn lực đó đang không thể phát huy hiệu quả cho nền kinh tế như mong muốn.
Các doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động trong những ngành, lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, nhưng là những ngành hẹp, như xăng dầu, điện lực, công nghệ..., đến một ngưỡng nào đó, không gian tăng trưởng sẽ thu hẹp, đòi hỏi phải đầu tư, đổi mới công nghệ cũng như tìm kiếm cơ hội phát triển mới.
Ngay cả trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, dù có tới 96% khách hàng sử dụng mạng điện thoại di động của Viettel, VNPT và MobiFone, nhưng doanh thu từ viễn thông sẽ dần đi ngang rồi đi xuống.
Nhưng để thực hiện được một dự án đầu tư mới trong các lĩnh vực mới, như chuyển đổi số, doanh nghiệp nhà nước phải mất hàng năm làm thủ tục, thay vì một vài tháng của doanh nghiệp tư nhân. “Trong kinh doanh, cơ hội thị trường đến nhanh, qua cũng nhanh, doanh nghiệp nhà nước không thể cạnh tranh được với các quy trình, thủ tục hành chính như vậy và đương nhiên cũng không thể dẫn dắt, mở đường được”, ông Thắng thẳng thắn.
Tâm tư này không của riêng Viettel. Phát biểu trước ông Thắng, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam buộc phải nhắc đến những nỗi khổ khó nói khi 5 năm qua, những doanh nghiệp hàng đầu này chưa thể khởi công được dự án nào lớn. Dầu khí chỉ ký được 3 hợp đồng thăm dò, tìm kiếm, so với 21 hợp đồng của giai đoạn 5 năm trước.
Nguồn cơn đến từ quy định pháp luật liên quan về quản trị doanh nghiệp, quản lý vốn và tài sản, đất đai, đấu giá, đấu thầu…, buộc doanh nghiệp nhà nước phải xin ý kiến, xin chấp thuận và phê duyệt của nhiều cơ quan quản lý trong việc quyết định các vấn đề quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 10 năm trở lại đây, hệ thống chính sách, pháp luật về doanh nghiệp nhà nước chủ yếu tập trung đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn; xử lý những tồn tại, tiêu cực, sai phạm trong thực hiện tái cơ cấu, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước giai đoạn trước... nên chưa có nhiều nỗ lực thay đổi thể chế, cơ chế, chính sách nhằm tháo bỏ rào cản hành chính, khuyến khích mạnh mẽ đầu tư mở rộng kinh doanh, phát triển các ngành nghề, sản phẩm mới, nghiên cứu, đổi mới, sáng tạo khoa học - công nghệ phù hợp với xu thế thời đại.
Đó là chưa kể, cách đánh giá, phân loại doanh nghiệp nhà nước theo từng dự án, thay vì tổng thể, khiến một vài dự án thua lỗ, kém hiệu quả sẽ che mờ toàn bộ thành quả kinh doanh khác...
Những bấp bênh trong khu vực kinh tế tư nhân
Nếu bóc tách một cách rạch ròi, thì bên cạnh khu vực kinh tế nhà nước, kinh tế cá thể lại đang đóng góp lớn nhất, chiếm khoảng 30% GDP. Sau 35 năm phát triển kinh tế thị trường, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam chỉ đóng góp chưa đến 10% GDP.
TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam vẫn đau đáu về những con số này.
Vài năm trở lại đây, số doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn tăng lên, đi kèm với đó là những dấu ấn rất đáng kể trong nền kinh tế. Đặc biệt, khi nguồn vốn đầu tư của khu vực nhà nước đang chậm lại, thì khu vực tư nhân đã có những cách thế chân ngoạn mục, với các công trình, dự án dẫn dắt sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực.
Nhưng nhìn tổng thể, vẫn có tới 94% doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu nhỏ, tính liên kết kém, đang bị cạnh tranh gay gắt.
Tình thế còn khó khăn hơn sau 2 năm chịu tác động của dịch bệnh. Kết quả điều tra của Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021 cho kết quả đáng lo, với tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân trong nước không ở vị thế đủ tốt để cầm cự qua một năm đầy khó khăn nữa chiếm tới 65-70%, so với tỷ lệ gần 50% của doanh nghiệp FDI. Nghĩa là, vào tháng 8-9/2022, nếu không có sự hỗ trợ hoặc thay đổi mạnh mẽ trong chính sách của Chính phủ, thì hầu hết doanh nghiệp tư nhân trong nước sẽ rơi vào tình trạng eo hẹp tài chính nghiêm trọng.
Cũng phải nói thêm, báo cáo PCI 2021 cũng đang cho thấy khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp tư nhân đang phải đối mặt là tìm kiếm khách hàng (68,8%) và tìm kiếm nguồn vốn (46,8%). Có tới 81% doanh nghiệp chỉ rõ nguyên nhân của việc khó tiếp cận vốn là không có tài sản thế chấp, tiếp đó là thủ tục phiền hà và các điều kiện tiếp cận bất lợi...
Nhưng điều ông Thiên lo ngại hơn cả là sự thiếu liên kết, hợp tác giữa các thành phần kinh tế, các chủ thể trong nền kinh tế, giữa khu vực kinh tế nội địa và khu vực FDI, thậm chí là tình trạng doanh nghiêp thân hữu nổi lên, khiến tồn tại một khu vực doanh nghiệp tư nhân manh mún, khó lớn, thậm chí không muốn lớn và chỉ có rất ít doanh nghiệp tư nhân đủ sức vươn dậy thành tập đoàn kinh tế, nhất là trong các ngành công nghiệp.
“Giả như họ có thể vươn lên, thì rủi ro rất cao do thiếu trục liên kết, dẫn dắt phát triển”, ông Thiên nhận định.
Với bối cảnh này, nguồn lực của nền kinh tế không thể phân bổ hiệu quả được.
Trở lại nguyên tắc căn bản của phát triển
Khi bàn về Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022-2023, TS. Nguyễn Đình Cung thực sự trông đợi vào nỗ lực cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh hơn cả.
“Đương nhiên, nguồn lực dành cho phục hồi đang trông vào tiến độ, chất lượng giải ngân vốn đầu tư công, các gói hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp, nhưng phải thẳng thắn thừa nhận, chìa khóa đã khai phóng các nguồn lực này phải bắt đầu từ các vấn đề nền tảng của kinh tế thị trường. Chính phủ phải tạo động lực cho phát triển, thúc đẩy người dân, doanh nghiệp an tâm mở rộng kinh doanh, để cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân thực hiện được mục đích cao nhất trong kinh doanh là hiệu quả nguồn lực, không thể để yếu tố đầu cơ lấn át, lấy đi cơ hội của kinh tế thực, hay những doanh nghiệp kiếm lợi từ địa tô, thân hữu làm khó các doanh nghiệp chân chính”, ông Cung nói.
Các yếu tố nền tảng này gồm Nhà nước thực hiện chức năng căn bản. Đó là ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh, lành mạnh hóa khu vực kinh tế tư nhân, cải cách doanh nghiệp nhà nước, thực hiện đúng nguyên tắc không hình sự hóa quan hệ kinh tế - dân sự, bảo đảm quyền tài sản cho người dân, doanh nghiệp...
Đây là lúc các doanh nghiệp nhà nước phải đủ cơ chế, chính sách để “nghĩ lớn, làm lớn”, đầu tư các dự án quy mô lớn, có tính chất lan tỏa đối với nền kinh tế và các thành phần kinh tế khác. Các doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng chọn con đường phát triển, sáng tạo dựa trên cạnh tranh, thay vì xin-cho, thân hữu...
Đặc biệt, ông Cung nhắc đến yêu cầu tạo không gian cho lãnh đạo địa phương chủ động và sáng tạo trong phát triển kinh tế địa phương. “Nếu chính quyền địa phương không dám làm, thì doanh nghiệp sẽ không thể có không gian sáng tạo, đổi mới”, ông Cung nói.
Thực tế, đây chính là điều mà doanh nghiệp thực sự cần. PCI 2021 đã ghi nhận những địa phương có thứ hạng cao trên Bảng Xếp hạng PCI có được sự đánh giá tích cực của cộng đồng doanh nghiệp trong việc vận dụng pháp luật linh hoạt nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi; năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh khi quy định ở cấp Trung ương chưa rõ ràng và chính quyền địa phương có thái độ tích cực với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của khu vực tư nhân.
Có lẽ, khát vọng phát triển phải được biến thành quyết tâm đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế và Nhà nước phải là người tiên phong.
-
Minh định dòng vốn để rõ quyền của doanh nghiệp nhà nước -
Doanh thu tháng 10/2024 của TKV đạt 13.430 tỷ đồng -
Tập đoàn Ngân Tín hợp tác với các quỹ đầu tư Hoa Kỳ, mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh quốc tế -
Lộ trình nộp dần 120 tỷ đồng tiền nợ thuế thu nhập cá nhân của Bamboo Airways -
Vietnam Airlines lý giải về khoản lợi nhuận hợp nhất 862 tỷ đồng trong quý III/2024 -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án khu công nghiệp gần 500 ha -
NAPAS triển khai kế hoạch đảm bảo hoạt động liên tục theo Thông tư 09/2020/TT-NHNN
- THILOGI - trợ lực lớn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Chứng khoán Nhất Việt nhận giải “Doanh nghiệp xuất sắc” tại Giải thưởng Doanh nghiệp châu Á 2024
- Đa dạng mô hình kinh doanh hấp dẫn tại Yên Bình New Horizon
- Bà Ngô Thu Hà được vinh danh là Doanh nhân xuất sắc châu Á 2024
- Sabeco ghi nhận lợi nhuận quý III/2024 nhờ tình hình kinh tế cải thiện và chi phí bán hàng giảm
- Ngân hàng TNHH MTV CIMB Việt Nam và nỗ lực không ngừng trên chặng đường phát triển bền vững