-
Du lịch Quảng Bình khắc phục tính mùa vụ để đạt mục tiêu 6 triệu lượt khách -
Đà Nẵng khai mạc triển lãm mỹ thuật “Hành trình phố biển” -
Doanh nghiệp Hàn Quốc khảo sát du lịch Quảng Bình -
Ngành du lịch khẳng định vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế đất nước -
Phú Quốc sắp trở thành “giấc mơ mới” của tín đồ du lịch nghỉ dưỡng -
Đà Nẵng thắp sáng Cây thông ánh sáng, khởi động lễ hội Giáng sinh, chào năm mới 2025
Tâm điểm vui chơi “cũ mà mới”
Chợ đêm, với ánh đèn lấp lánh và sự nhộn nhịp của các hoạt động buôn bán, đã trở thành điểm đến không thể thiếu của nhiều du khách khi tới các thành phố du lịch. Không đơn thuần là nơi mua bán hàng hóa, chợ đêm còn mang đến cho du khách những trải nghiệm văn hóa đặc sắc và ấn tượng, từ đó góp phần phát triển kinh tế.
Những sản phẩm được bày bán tại chợ đêm thường mang đậm nét văn hóa địa phương, qua đó giúp duy trì và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống, giới thiệu văn hóa Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
Du khách đến chợ đêm không chỉ để mua sắm, mà còn để thưởng thức ẩm thực, khám phá văn hóa Việt Nam và giải trí. Các tour du lịch kết hợp tham quan chợ đêm đã trở thành một phần không thể thiếu trong các gói du lịch, giúp kéo dài thời gian lưu trú và tăng mức chi tiêu của du khách.
Gần đây, một tài khoản TikTok có tên “Hùng - Hà Giang” thu hút sự chú ý khi thường xuyên đăng tải các video về con người, thiên nhiên và ẩm thực của Hà Giang. Mỗi tuần, tài khoản này đều đăng tải các video giao lưu với du khách nước ngoài tại chợ đêm Đồng Văn, nơi nhộn nhịp nhất thị trấn. Trong các video, du khách cùng ca hát, nhảy múa với người dân bản địa.
Diễn ra vào các ngày cuối tuần (16 - 22 giờ), chợ đêm Sapa (Lào Cai) với không gian đậm nét văn hóa dân tộc miền núi cũng là nơi thu hút đông đảo khách du lịch. Khách đến chợ để tham quan, mua sắm những sản phẩm mang đậm dấu ấn Tây Bắc như khăn, quần áo, mũ..., thưởng thức các món ăn truyền thống đặc sắc của vùng cao. Đây còn là nơi diễn ra các màn biểu diễn nghệ thuật dân tộc, với những tiết mục độc đáo như thổi khèn, múa ô của người Mông, múa chuông của người Dao và nhảy sạp…
Tại Hà Nội, chợ đêm phố cổ hay chợ hoa đêm tại Quảng Bá được biết đến là nơi hội tụ văn hóa Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung, hấp dẫn khách du lịch cả trong và ngoài nước. Du khách ghé thăm không chỉ với mục đích mua sắm, mà còn để thưởng thức không khí nhộn nhịp, vui vẻ và cảm nhận nếp sống của người Hà Thành.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích kinh tế, hoạt động của chợ đêm cũng mang đến nhiều thách thức. Nhiều chợ đêm hoạt động tự phát, không theo quy hoạch dẫn đến tình trạng lộn xộn, mất an ninh trật tự. Lượng rác thải từ các hoạt động buôn bán, ăn uống tại chợ đêm tăng cao, nhưng công tác thu gom và xử lý không được thực hiện hiệu quả...
Để níu chân du khách
Cuối tháng 7/2024, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định số 60/2024/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ. Nghị định mới quy định mô hình chợ đêm là chợ được tổ chức ở khu vực, địa điểm được dành cho phát triển kinh tế đêm của địa phương, hoạt động trong thời gian từ 18 giờ hôm trước tới 6 giờ sáng hôm sau.
PGS-TS. Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch cho biết, du khách đến chợ đêm không chỉ ăn uống, mua sắm, mà còn phải cảm thấy vui vẻ, thư giãn và tận hưởng nhiều trải nghiệm đặc sắc. Do đó, cần đầu tư thêm cho chợ đêm các chương trình nghệ thuật, văn hóa, hoạt động đường phố và trung tâm mua sắm lớn… Ngoài ra, cần khảo sát nhu cầu của du khách, bổ sung phù hợp dựa trên năng lực địa phương sẵn có và kêu gọi sự chung tay của doanh nghiệp.
Để níu được chân du khách, PGS-TS Phạm Trung Lương nhấn mạnh, chợ đêm rất cần “cái hồn” riêng, để du khách tới đây có thể cảm nhận được văn hóa, thương hiệu riêng, độc đáo của địa phương.
Theo đó, việc quy hoạch và quản lý chợ đêm cần được thực hiện bài bản và khoa học. Các địa phương cần xây dựng quy hoạch chợ đêm hợp lý, phù hợp với quy mô dân cư và hạ tầng, tránh tình trạng lộn xộn, thiếu trật tự và đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh.
Đồng thời, tăng cường vệ sinh môi trường tại các khu chợ đêm, thu gom và xử lý rác thải hiệu quả. Tại khu vực chợ đêm, cần phân luồng giao thông hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của du khách, không gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân địa phương.
Đặc biệt, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tại chợ đêm cần được nâng cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giá cả hợp lý. Đối với dịch vụ ẩm thực, cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tăng cường quảng bá sẽ giúp chợ đêm không chỉ là nơi mua sắm, giải trí, mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch.
-
Phú Quốc sắp trở thành “giấc mơ mới” của tín đồ du lịch nghỉ dưỡng -
Quảng Trị: Đầu tư 170 tỷ đồng tôn tạo, tu bổ 2 di tích quốc gia đặc biệt -
Việt Nam lọt Top 3 điểm đến ngày càng hấp dẫn du khách Australia -
[Emagazine] Bí kíp nào khiến du lịch Phú Quốc chuyển mình mạnh mẽ? -
Đà Nẵng thắp sáng Cây thông ánh sáng, khởi động lễ hội Giáng sinh, chào năm mới 2025 -
Đồng Tháp hợp lực đưa đàn sếu đầu đỏ trở về làm tổ -
Hà Nội: Sắp có Lễ hội hoa lớn nhất miền Bắc trong 4 ngày
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up