-
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động
Lãnh đạo Bộ GTVT và UBND tỉnh Phú Yên làm việc để giải quyết những khó khăn về mặt bằng và vật liệu cho 2 dự án cao tốc Bắc - Nam. |
Sáng 28/2, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải Nguyễn Văn Thắng có buổi làm việc cùng UBND tỉnh Phú Yên và các cơ quan, đơn vị liên quan để trao đổi, xử lý những vướng mắc thúc đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đường bộ cao tốc triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Hai điểm nghẽn tiến độ
Hiện nay, tỉnh Phú Yên có 2 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021 - 2025 gồm Quy Nhơn - Chí Thạnh và Chí Thạnh - Vân Phong được triển khai trên địa bàn với chiều dài 90,2 km. Các dự án đã được khởi công từ ngày 1/1/2023, các nhà thầu cũng đã tập trung huy động nhân lực, máy móc vào hiện trường.
Mặc dù chủ đầu tư và chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng, nhưng công tác giải phóng mặt bằng và nhu cầu vật liệu xây dựng vẫn đang trở thành những rào cản lớn nhất để các nhà thầu triển khai thi công trên diện rộng
Cụ thể, tính đến cuối tháng 2/2023, Phú Yên đã bàn giao mặt bằng được 629/727 ha cho 2 dự án, tương đương 73,5/90,2 km (đạt 81,5%). Tuy nhiên, phạm vi mặt bằng bàn giao chỉ tổ chức thi công được chỉ 35,24/90,2 km (đạt 39,1%).
Các vướng mắc do mặt bằng bàn giao không liên tục, xôi đỗ, vướng mắc công trình hạ tầng kỹ thuật, khối lượng mồ mả chưa được di dời rất lớn, một số vị trí người dân cản trở chưa cho thi công do còn tranh chấp, chưa nhận tiền đền bù; một số trường hợp đất do dân khai hoang chưa đủ thủ tục để bồi thường, chờ địa phương xem xét quyết định…
“Điều này nếu không sớm được giải quyết chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến tiến độ tổng thể chung của dự án, chưa tính đến điều kiện khí hậu, thiên tai, mưa lũ bất thường trên địa bàn”, lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải đánh giá.
Theo tính toán của các đơn vị chủ đầu tư, tại 2 dự án cần khoảng 2,47 triệu m3 đá; 1 triệu m3 cát; 7 triệu m3 đất đắp. Mặc dù đã xác định xong vị trí các mỏ khoáng sản để khai thác, trữ lượng và chất lượng đảm bảo nhu cầu nhưng công suất khai thác không đáp ứng được nhu cầu theo tiến độ thi công. Do vậy, các nhà thầu vẫn đang phải triển khai các thủ tục để xin cấp phép khai thác trực tiếp theo cơ chế đặc thù..
Trong khi chờ cấp phép được giao mỏ, một thực tế rất khó khăn và bất cập đó là giá vật liệu theo thông báo giá của tỉnh là rất cao so với mặt bằng chung của các địa phương lân cận và giá mà nhà thầu phải mua thực tế cao “chót vót” so với giá niêm yết của các mỏ.
Đại diện nhà thầu Gói thầu 12-XL đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh cho biết, đầu tuyến phải đào hơn 1 triệu khối trên tổng 5 km, nhưng chưa có mặt bằng, trong khi đó phạm vi xử lý nền đất yếu thì lại không có đất để đắp.
Tại gói 13-XL có công trình Cầu Kỳ Lộ là cầu lớn dài hơn 2 km, cao gần 60 m, địa hình địa chất phức tạp phụ thuộc rất lớn vào thời tiết và ảnh hưởng bởi mùa lũ cũng chưa có mặt bằng để thi công.
Đại diện nhà thầu Gói thầu XL-01 đoạn Chí Thạnh - Vân Phong (Tập đoàn Đèo Cả) cho biết, công suất các mỏ cát chỉ vào khoảng 10.000m3/năm chưa đáp ứng được yêu cầu của Dự án. Giá bán thực tế cũng cao hơn rất nhiều so với công bố của tỉnh. Theo dự toán, giá cát chỉ vào khoảng 190.000 đồng/m3 nhưng giá bán thực tế gần 300.000 đồng/m3.
Cần sự vào cuộc sớm của địa phương
Liên quan đến giá vật liệu xây dựng thông thường, Giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên cho biết “các mỏ mua sẵn hiện nay niêm yết bán theo giá công bố của Sở Xây dựng. Nếu có chứng cứ việc chênh lệch giữa giá niêm yết và giá bán thì đề nghị các nhà thầu báo ngay về cho Sở Xây dựng để xử lý ngay”.
Vừa rồi đi kiểm tra thì thấy giá bán trên hóa đơn thì đều phù hợp với giá niêm yết, lãnh đạo Sở Xây dựng Phú Yên thông tin.
Không đồng ý với nhận định nói trên, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu Giám đốc Sở Xây dựng Phú Yên phải quán triệt nhận thức đây là công trình quốc gia, không thể để ai được phép lợi dụng, trục lợi.
“Sở Xây dựng phải cầm trịch, thống nhất giá niêm yết của mỏ là bao nhiêu, nhà thầu cần mua bao nhiêu… thống nhất giá là ký hợp đồng ngay. Chủ mỏ nào không chấp thuận có thể thu hồi giấy phép! Phải nhìn thẳng vào sự thật là thực trạng tăng giá, “ép” giá trên địa bàn Phú Yên là có và gây khó khăn, bức xúc cho nhà thầu”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đặt vấn đề.
Theo ông Tạ Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc, tuy nhiên, tỉnh cũng ghi nhận những nhiệm vụ theo trách nhiệm của địa phương vẫn còn chậm, một phần cũng do địa phương cũng còn thiếu kinh nghiệm trong triển khai các dự án , công trình có quy mô lớn…
“UBND tỉnh sẽ tiếp tục quán triệt và chỉ đạo quyết liệt các Sở, ngành, địa phương liên quan phải vào cuộc phối hợp tích cực, hiệu quả với Ban quản lý dự án và các nhà thầu để tháo gỡ mọi khó khăn, thúc đẩy tiến độ các Dự án”, ông Tạ Anh Tuấn cam kết.
Theo Bộ trưởng Bộ Bộ Giao thông - Vận tải, so với thời điểm cuối năm 2022 thì hiện nay, các công việc của các dự án trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có những biến chuyển rất đáng ghi nhận nhưng những khó khăn vẫn chưa thực sự được tháo gỡ, đặc biệt là mặt bằng và vật liệu.
Tư lệnh ngành Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị UBND tỉnh Phú Yên phải chỉ đạo trực tiếp việc cấp mỏ cho các nhà thầu thi công, đặc biệt phải đảm bảo việc quản lý giá; đồng thời huy động lực lượng chức năng như công an và thanh tra phải vào cuộc xử lý ngay nếu phát hiện vi phạm, xử lý phải thật nghiêm để đảm bảo kỷ cương.
“Đây là công trình quan trọng của quốc gia và khu vực, tuy nhiên địa phương lại hưởng lợi trực tiếp, chính vì vậy phải chung cộng đồng trách nhiệm, phối hợp, hỗ trợ với nhau tích cực để Dự án về đích đảm bảo tiến độ và chất lượng”, Bộ trưởng Thắng đánh giá.
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025