
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29
-
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách
![]() |
Tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh minh họa |
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh về việc thông qua quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, quy hoạch tỉnh phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và bền vững, quy hoạch tổng thể Quốc gia, quy hoạch vùng, Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Khánh Hòa các chiến lược, quy hoạch Quốc gia.
Theo tờ trình, quan điểm UBND tỉnh Khánh Hòa là phát triển nhanh và bền vững, nâng cao khả năng cạnh tranh và sức chống chịu của kinh tế tỉnh. Cụ thể, sẽ khai thác và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế cho sự phát triển với kinh tế biển là nền tảng; Công nghiệp chế biến, chế tạo công nghiệp cao, dịch vụ logistics, công nghiệp năng lượng, kinh tế số là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn…
UBND tỉnh Khánh Hòa sẽ đẩy mạnh đô thị hóa đi đôi với phát triển hài hòa, đảm bảo kết nối đô thị và nông thôn. Sử dụng hiệu quả, bền vững không gian biển, gắn với khu vực đất liền. Hình thành các hành lang kinh tế để kết nối không gian phát triển và tăng cường hiệu ứng lan tỏa; tham gia vào các hành lang kinh tế quan trọng của quốc gia.
Khánh Hòa đang hướng đến các tiêu chuẩn mới về một địa phương đáng sống trong so sánh khu vực và quốc tế; phát triển bền vững cả kinh tế, xã hội và môi trường. Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, di sản truyền thống, lịch sử.
Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa sẽ phát triển dựa trên đa dạng hóa các nguồn lực, coi nội lực là nền tảng, lấy ngoại lực để tạo đột phá, chú trọng hài hòa giữa các động lực phát triển.
Tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
Ngoài ra, đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người ở Khánh Hòa đạt nhóm 15 tỉnh, thành phố cao nhất cả nước; Đưa Khu kinh tế Vân Phong, đô thị Cam Lâm trở thành địa bàn động lực phát triển mới của tỉnh và vùng Nam Trung Bộ.
Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu đến năm 2030, kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại; hệ thống đô thị phát triển theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững, giàu bản sắc với một số đô thị đạt đẳng cấp quốc tế. Môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ; có năng lực ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa đến năm 2050 tỉnh sẽ trở thành một trung tâm kinh tế biển lớn của cả nước; là đô thị thông minh, bền vững, bản sắc, ngang tầm khu vực Châu Á; một trong những đô thị ven biển thu hút khách du lịch và có môi trường đáng sống hàng đầu của châu lục. Các hoạt động kinh tế, xã hội và quản trị của chính quyền ở Khánh Hòa sẽ vận hành chủ yếu theo phương thức của nền kinh tế số, xã hội số. Các ngành sản xuất, dịch vụ phát triển theo phương thức thông minh và các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Đặc biệt, tỉnh Khánh Hòa đặt mục tiêu vào 2050 là địa phương đi đầu trong việc thực hiện mục tiêu đưa phát thải khí nhà kính về mức “0” của Việt Nam. Quốc phòng, an ninh, chủ quyền biển, đảo được giữ vững, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và cuộc sống bình yên của nhân dân; là hình mẫu của sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
-
Dự án Thủy điện Hòa Bình mở rộng: Nhiều hạng mục quan trọng hoàn thành trong quý II/2025
-
Dự án đường Vành đai 3, đoạn qua TP.HCM dự kiến dư vốn hơn 15.000 tỷ đồng
-
Quý I/2025, kinh tế Đà Nẵng khởi sắc, tăng trưởng trên 2 con số
-
Quảng Nam đề xuất Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách đặc thù phát triển logistics
-
Phú Yên và Đắk Lắk thống nhất về đầu tư, nâng cấp, mở rộng tuyến Quốc lộ 29 -
Hưng Yên thu hút gần 480 triệu USD vào các khu công nghiệp trong quý I/2025 -
Gỡ vướng cho các dự án, giải phóng nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng -
Hà Nội thúc đẩy đầu tư dự án điện trọng điểm, cấp bách -
Hà Nội đầu tư hơn 20.400 tỷ đồng làm 5,15 km đường Vành đai 3 và cầu Tứ Liên -
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Thông xe cao tốc nối Bình Định và Phú Yên đúng dịp 2/9 -
Hà Nội đầu tư hơn 330 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh lộ 419
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn