Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Khánh thành đường và cầu nối tỉnh Tây Ninh với Bình Dương
Việt Dũng - 26/12/2022 13:42
 
Sau hơn hai năm xây dựng, tuyến đường và cầu nối Tây Ninh với Bình Dương, bắc qua sông Sài Gòn chính thức được thông xe.

Dự án được phê duyệt cuối năm 2019, khởi công xây dựng vào giữa năm 2020.

Theo đó, tỉnh Tây Ninh chịu trách nhiệm đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng đường Đất Sét – Bến Củi với tổng chiều dài hơn 12 km, kinh phí thực hiện hơn 510 tỷ đồng.

Tỉnh Bình Dương chịu trách nhiệm đầu tư dự án xây dựng đường và cầu kết nối hai tỉnh.

Toàn cảnh cây cầu và đường nối tỉnh Tây Ninh với Bình Dương
Toàn cảnh cây cầu và đường nối tỉnh Tây Ninh với Bình Dương


Theo thiết kế được duyệt, tuyến đường nối Tây Ninh với Bình Dương là công trình giao thông cấp II, có quy mô 6 làn xe với mặt cắt ngang 25,5m, cùng dải an toàn, lề bộ hành, gờ chắn và lan can. Điểm đầu và điểm cuối của công trình được xây dựng tại huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) và huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh).

Dự án có chiều dài hơn 800 m, trong đó phần đường dẫn phía tỉnh Bình Dương dài 377,7m và phần đường dẫn phía tỉnh Tây Ninh dài 92,2m. Tổng mức đầu tư 411,880 tỷ đồng.

Tuyến đường được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, có vận tốc thiết kế 80km/h, mặt đường kết cấu bê tông nhựa nóng. Chiều rộng nền đường là 28,5m, gồm 6 làn xe, dải phân cách giữa, dải an toàn và lề đường, được bố trí hệ thống chiếu sáng, sơn đường, biển báo.

Mặt cầu rộng gần 30m, được chia làm 2 phần lưu thông riêng biệt với 6 làn xe. Cầu được xây dựng bằng bê tông cốt thép, dự ứng lực với 3 nhịp chính có kết cấu dầm hộp đúc hẫng cân bằng và 4 nhịp dẫn bằng dầm Super T. Đoạn đường dân sinh dưới cầu được thiết kế với vận tốc 20km/h.

Dự án đóng vai trò thiết yếu trong việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) và huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh), thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Dầu Tiếng và huyện Dương Minh Châu. 

Bên cạnh đó, công trình còn góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phát triển du lịch của hai tỉnh và khu vực.

Tìm giải pháp “đánh thức” khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh)
Dù có nhiều lợi thế, nhưng sau 24 năm kể từ khi được thành lập, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) vẫn chưa phát triển như kỳ vọng.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư