
-
Nỗi lo nhân lực đường sắt
-
Loạt dự án ngàn tỷ đồng tại Hải Phòng tìm nhà đầu tư
-
Quảng Trị chấp thuận dự án Điện gió Phúc Thành An Vĩnh Phúc 30 MW
-
Đẩy nhanh cải cách thể chế để thu hút FDI, tăng hiệu quả đầu tư công
-
Bộ Xây dựng nêu quan điểm về Dự án cảng container Cái Mép Hạ vốn 50.820 tỷ đồng -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc; Duyệt 4 bến cảng Lạch Huyện vốn 24.846 tỷ đồng
![]() |
Lễ khánh thành nhà máy |
Nhà máy Intermalt vừa hoàn tất việc xây dựng vào cuối năm 2016 và đã chính thức đi vào sản xuất. Nhà máy Intermalt tọa lạc trên khu đất rộng nằm bên cạnh cảng nước sâu Cái Mép Interflour, miền nam Việt Nam, tạo thuận lợi vô cùng lớn cho việc vận chuyển nguyên liệu đại mạch. Intermalt cũng là một trong các dự án lớn nhất của khu công nghiệp Cái Mép.
Một lý do khiến Tập đoàn Interflour chọn Việt Nam để xây nhà máy sản xuất mạch nha đầu tiên ở Đông Nam Á là tiềm năng của thị trường thực phẩm và đồ uống tại đây.
Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp và thương mại của Bộ Công Thương cho biết, năm 2016 sản lượng bia của Việt Nam đạt 3,788 tỷ lít. Theo dự đoán, sản lượng bia của cả nước sẽ đạt hơn 4 tỷ lít vào năm 2020. Là một nước nhiệt đới gió mùa, thời tiết Việt Nam không thuận lợi cho việc sản xuất mạch nha, trừ một vài vùng núi Tây Bắc có khí hậu lạnh như Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn. Vào những tháng lạnh nhất, nhiệt độ ở khu vực vừa kể trên vào khoảng 14 - 18 độ C.
Đã có một dự án sản xuất mạch nha triển khai ở miền Bắc, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu nội địa. Vì thế, mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu từ 400 đến 450 ngàn tấn mạch nha, chủ yếu từ Úc và các nước châu Âu. Sự xuất hiện của Intermalt chính là để đáp ứng nhu cầu mạch nha cấp bách của các nhà máy bia trong nước.
Theo kế hoạch của Intermalt, khi đi vào hoạt động ở giai đoạn đầu, nhà máy sẽ cho ra công suất 110.000 tấn/năm với vốn đầu tư 70 triệu USD. Sau đó, với giai đoạn hai của dự án, nhà máy sẽ đầu tư thêm 50 triệu USD để tăng công suất lên khoảng 220.000 tấn/năm.
Được biết, Intermalt có kế hoạch ưu tiên đáp ứng nhu cầu nội địa trong những năm tới. Song song với việc cung cấp đủ nhu cầu mạch nha trong nước của các khách hàng lớn như Heineken, Carlsberg, Sapporo, SAB Miller, Habeco và Sabeco, Intermalt cũng xuất khẩu mạch nha sang các nước khác ở khu vực Đông Nam Á cũng như châu Á.
Intermalt là một trong những dự án đầu tư quy mô lớn của Tập đoàn Interflour tại Việt Nam. Dự án đầu tiên của Tập đoàn là Interflour Vietnam với công suất đạt 250 ngàn tấn bột mì/năm và hệ thống cảng nông sản hàng rời hiện đại đặt tại Khu Công Nghiệp Cái Mép – Bà Rịa-Vũng Tàu. Dự án gần đây là nhà máy bột mỳ đặt tại Đà Nẵng.
Với dự án Intermalt, Tập đoàn Interflour đã nâng tổng số vốn đầu tư tại Việt Nam lên hơn 170 triệu USD.

-
Bộ Xây dựng nêu quan điểm về Dự án cảng container Cái Mép Hạ vốn 50.820 tỷ đồng -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Phú Quốc; Duyệt 4 bến cảng Lạch Huyện vốn 24.846 tỷ đồng -
Bắc Ninh thành lập Quỹ đầu tư phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế -
Thành lập Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ đầu tư -
Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao -
Tăng tốc hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Pakistan -
Giao đầu mối nâng cấp 251 km quốc lộ Đồng bằng sông Cửu Long vốn 9.297,12 tỷ đồng
-
StockGuru - AI Advisor đầu tiên được thiết kế riêng cho thị trường chứng khoán Việt Nam
-
Bảo hiểm Liberty tiếp tục ghi dấu ấn tại Giải thưởng Bảo hiểm châu Á 2025
-
Trang trại chăn nuôi an toàn sinh học của chủ đại lý cám tại Phú Thọ
-
Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp
-
Thực thi ESG chuẩn quốc tế, Meey Group củng cố nội lực và tạo đà tăng trưởng bền vững
-
DKSH Việt Nam thúc đẩy đổi mới và tuân thủ trong ngành chăm sóc cá nhân