-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
Nhưng, hiện thực hóa khát vọng này không dễ. Sau hơn 30 năm Đổi mới, dù đã trở thành thành viên tích cực của nhiều hiệp định thương mại tự do, Việt Nam vẫn là nền kinh tế chuyển đổi, đang hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập. Trong khi đó, thế giới tiếp tục bất định, phức tạp cùng với sự phát triển không giới hạn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và xu thế đan xen của toàn cầu hóa…
Khu vực kinh tế tư nhân rất cần môi trường để hoạt động hiệu quả hơn, để tạo thêm giá trị cho xã hội, để giàu hơn, lớn mạnh hơn |
Cuốn sách Khát vọng Việt Nam 2035, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng Ngân hàng Thế giới thực hiện đã đúc rút rằng, Việt Nam chỉ có thể thực hiện được khát vọng của mình nếu có những bước tiến mạnh mẽ trong cải cách, để trở thành nền kinh tế có thu nhập ở mức trung bình cao của thế giới, có tiềm lực và vị thế; trở thành nền kinh tế thị trường được dẫn dắt bởi khu vực tư nhân có năng lực cạnh tranh cao và hội nhập sâu vào kinh tế toàn cầu...
Một lần nữa, khu vực kinh tế tư nhân được nhắc tên, được đặt lên vai trách nhiệm của người hiện thực hóa phần quan trọng của khát vọng thịnh vượng. Song con đường để khu vực này thực sự trở thành nhân tố chính làm nên sự thịnh vượng quốc gia vẫn chưa hết gập ghềnh.
Trong thư gửi giới công thương sau ngày lập nước năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhấn mạnh, nền kinh tế quốc dân thịnh vượng tức là sự kinh doanh của các nhà công thương nghiệp thịnh vượng. Nhưng, mãi đến năm 1986, thành phần kinh tế tư nhân mới bắt đầu được chính thức gọi tên. Năm 1999, Luật Doanh nghiệp mới mở ra cơ hội kinh doanh những gì pháp luật không cấm cho người dân. Và tới năm 2017, Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị lần thứ V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII mới xác định khu vực kinh tế tư nhân là động lực quan trọng để phát triển kinh tế.
Trước hơn 1.000 doanh nghiệp tư nhân tham dự Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam năm 2017 ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nói, rằng, Chính phủ luôn nhất quán với mục tiêu đặt ra là xây dựng Chính phủ kiến tạo, đồng hành cùng doanh nghiệp, bảo vệ đến cùng mọi quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư, phù hợp với các nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hiệp định song phương, cũng như cam kết của Chính phủ đối với các bạn.
Cam kết này đã được tái hiện rõ nét hơn trong thông điệp hành động của Chính phủ năm 2018, với 10 chữ “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả”, cùng với đó là hàng loạt kế hoạch cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, cắt giảm chi phí kinh doanh…
Tuy vậy, phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, những đòi hỏi cải cách môi trường kinh doanh để đảm bảo cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh; đòi hỏi tôn trọng quy luật của kinh tế thị trường, quy luật của giá trị của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển mô hình tăng trưởng mới đang đặt ra nhiều phần việc phải làm. Sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường, vào hoạt động của doanh nghiệp còn khiến nhiều ý tưởng kinh doanh không thể thực hiện được. Khu vực doanh nghiệp nhà nước, dù đang trong quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ, nhưng chưa thực sự ngồi đúng vị trí là một khu vực trong nền kinh tế, sử dụng nguồn lực lớn, song hiệu quả chưa cao. Tăng trưởng kinh tế còn chứa đựng nhiều rủi ro, bất ổn, chất lượng tăng trưởng chậm được cải thiện.
Phải nhắc lại một đúc rút quan trọng của Cuốn sách Khát vọng Việt Nam 2035 rằng, 20 năm tới là giai đoạn có tính bước ngoặt trong thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để có bước ngoặt đó, khu vực kinh tế tư nhân rất cần môi trường để hoạt động hiệu quả hơn, để tạo thêm giá trị cho xã hội, để giàu hơn, lớn mạnh hơn.
Khát vọng thịnh vượng không chấp nhận sự chậm trễ…
-
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
-
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng -
Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
Viglacera được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
-
1 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
2 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
3 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
4 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/11
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"