Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Khi dữ liệu ngân hàng “lên mây”
Như Loan - 05/10/2014 07:21
 
Theo dự đoán của hãng nghiên cứu và tư vấn công nghệ thông tin hàng đầu thế giới Gartner, tới năm 2016, hơn 60% các ngân hàng trên thế giới sẽ xử lý phần lớn các giao dịch trên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing).
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Hoàn tiền lên tới 5% giá trị thanh toán cho chủ thẻ VIB
VPBank tăng hạn mức giao dịch Internet banking lên 2 tỷ VNĐ
Thanh toán tự động cước di động, nhận tiền từ Techcombank
Techcombank nâng cao quản trị rủi ro và xử lý tín dụng

Điều này đồng nghĩa với việc, nếu không tái cơ cấu hạ tầng công nghệ, các ngân hàng trong nước sẽ tụt hậu so với các đồng nghiệp quốc tế. Do vậy, chỉ những ngân hàng tập trung đầu tư cho công nghệ và tận dụng được sức mạnh của công nghệ và số hoá để cải thiện hoạt động mới giành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

   
  Nhiều dịch vụ ngân hàng được cung cấp qua internet  

Kể từ năm 2006, đầu tư cho công nghệ không những là yêu cầu, mà còn là cuộc cạnh tranh thực sự giữa các ngân hàng thương mại. Hệ thống ngân hàng lõi (core banking) định hình, phát huy giá trị lớn trong chất lượng quản trị, điều hành nội bộ mỗi ngân hàng và kích hoạt sự bùng nổ nhiều sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao trên thị trường.

Cho đến thời điểm hiện nay, ngành ngân hàng đã tiến dần đến ứng dụng công nghệ điện toán đám mây và đây được coi như một yêu cầu chiến lược.

Bà Trần Mai Hương, Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp khu vực miền Bắc của IBM Việt Nam cho biết: “Bất kể là điện toán đám mây riêng để lưu trữ các dữ liệu nhạy cảm về khách hàng, hay đám mây chung dành cho các ứng dụng tương tác với khách hàng, hoặc đám mây lai - kết hợp cả hai loại hình, thì nhìn chung, các môi trường điện toán đám mây đều mang lại sự uyển chuyển cần thiết để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của từng tổ chức tài chính, ngân hàng. Giải pháp này biến các hệ thống ngân hàng thành một cơ sở hạ tầng dựa trên dịch vụ, có thể mở rộng theo tốc độ phát triển của ngân hàng và cung cấp năng lực điện toán mạnh mẽ mà các tổ chức tài chính, ngân hàng hiện đại cần có”.

Với dự báo tới năm 2016, hơn 60% các ngân hàng trên thế giới sẽ xử lý phần lớn các giao dịch trên nền tảng điện toán đám mây, thì sớm hay muộn, các ngân hàng Việt Nam cũng phải gia nhập cuộc chơi này.

Ở Việt Nam, Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) là một trong những nhà băng đầu tiên ứng dụng xu thế điện toán đám mây trong cải tổ hoạt động kinh doanh. Sau 11 tháng đưa hệ thống mới vào vận hành, VIB đã tiết kiệm được gần 80% chi phí điện năng dành cho cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, rút ngắn thời gian triển khai hạ tầng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới từ vài tháng xuống còn vài ngày, thậm chí vài giờ.

Việc giảm đáng kể chi phí và thời gian đã giúp VIB rút ngắn thời gian triển khai sản phẩm phục vụ khách hàng, đa dạng dịch vụ và khách hàng được hưởng sản phẩm/dịch vụ tài chính với chi phí ưu đãi hơn. Với tầm nhìn “trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam”, đây là một trong những minh chứng rõ nét về việc VIB áp dụng giải pháp sáng tạo nhằm mang lại nhiều tiện ích và giá trị gia tăng cho khách hàng.

Ông Trần Nhất Minh, Phó tổng giám đốc VIB cho biết: “Sau 18 năm hoạt động, với trên 160 chi nhánh, hơn 3.500 nhân viên, VIB có nhu cầu xây dựng một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin năng động và hiệu quả để cải tiến các dịch vụ ngân hàng”.

Theo ông Minh, cơ sở hạ tầng hiện tại, mặc dù đã không ngừng nâng cấp nhờ tiến bộ công nghệ, nhưng vẫn không tránh khỏi những áp lực lớn về công suất tính toán và thời gian triển khai sản phẩm, dịch vụ. Điều này càng trở nên bức thiết trong tương lai gần, khi khối lượng dữ liệu ngân hàng gia tăng với cấp số nhân.

VIB đã kết hợp với IBM triển khai một giải pháp điện toán đám mây ảo hóa, dựa trên các hệ thống IBM PureFlex System Express, IBM System Storage và phần mềm IBM SmartCloud Entry.

Sau một thời gian triển khai giải pháp, về mặt kỹ thuật, VIB đã tập trung hóa được 90% số lượng máy chủ, thu hẹp diện tích không gian đặt máy chủ tới 81%. Từ hơn 100 máy chủ khác nhau ở hệ thống cũ, VIB chỉ còn phải duy trì vài máy chủ vật lý, với hàng trăm máy chủ ảo bên trong sau khi áp dụng ảo hoá và điện toán đám mây.

Các năng lực điện toán mới cũng nâng cao tính sẵn sàng và hiệu quả của ứng dụng, chẳng hạn như cắt giảm thời gian xử lý cuối ngày của hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking System) tới 50%. Với những con số cụ thể như trên, ngoài việc giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường vì tiêu thụ điện năng giảm 80%, VIB đã tăng cường hiệu năng làm việc, giảm thiểu rủi ro. Đây là minh chứng cho việc tối ưu hoá mô hình hoạt động thông qua ứng dụng công nghệ thông tin.

Những ngân hàng nào tập trung đầu tư cho công nghệ và tận dụng được sức mạnh đó để cải thiện hoạt động sẽ ngày càng có lợi thế trong cuộc cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Có thể nói, điện toán đám mây là một mũi nhọn công nghệ góp phần nâng cao chất lượng vận hành và đầu tư chiến lược cho công nghệ thông tin được xem như một xu hướng chính trong hoạt động ngân hàng hiện đại. Trong cuộc đua mới này, đây sẽ là yếu tố then chốt để quyết định diện mạo các ngân hàng.

Ngân hàng còn bỏ ngỏ mảnh đất béo bở trên Internet Ngân hàng còn bỏ ngỏ mảnh đất béo bở trên Internet

() Theo báo cáo của  “We are Social” về Internet và di động năm 2014, Việt Nam hiện là quốc gia phát triển nhanh về số lượng người sử dụng Internet, nhất là mạng xã hội.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư