Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Khi Fed không còn "bồ câu"
Lê Quân - 16/12/2021 19:26
 
Thay vì tiếp tục tranh cãi và chờ đợi, các thành viên của Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) đều đã nhất trí một lộ trình hoàn toàn mới để đương đầu với lạm phát tăng cao kỷ lục.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed đều cho rằng lãi suất phải được tăng lên cho đến khi “kẻ thù” lạm phát bị đánh bại.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed đều cho rằng lãi suất phải được tăng lên cho đến khi "kẻ thù" lạm phát bị đánh bại.

Tin quan trọng từ cuộc họp chính sách tháng 12/2021 của Fed không phải là việc họ sẽ ngừng mua trái phiếu kích thích kinh tế hay phát tín hiệu về 3 lần tăng lãi suất cơ bản trong năm 2022, bởi những quyết định chính sách ngắn hạn này đã được các quan chức Fed "rỉ tai" truyền thông cả tháng qua.

Theo trang tin MarketWatch, điều ngạc nhiên lớn là Fed đã quay ngoắt 180 độ trong quan điểm chống lạm phát. Tuyên bố hôm 15/12 sau cuộc họp chính sách của Fed cùng các tài liệu kèm theo cho thấy những "bồ câu" - những nhà hoạch định chính sách tiền tệ cho rằng nguy cơ lạm phát bị thổi phồng quá mức - đã hoàn toàn "đầu hàng". Giờ đây, các thành viên của Fed bỗng chốc đều hóa thành "diều hâu" và không còn "bồ câu" nữa.

Các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Fed đã hoàn toàn nhất trí rằng chống lạm phát là công việc ưu tiến số 1 của họ. Họ có thể còn vênh nhau về chiến thuật hoặc thời điểm, nhưng không phải là chiến lược sớm đánh bại lạm phát. Fed đang đặt mình vào trong trạng thái "chiến đấu" mà lạm phát được xác định là "kẻ thù" trong cuộc chiến này.

Trong 30 năm qua, phe "bồ câu" của Fed đã đúng khi cho rằng không phải lạm phát, mà thất nghiệp mới chính là mối đe dọa lớn nhất đối với nền kinh tế Mỹ. Phe "bồ câu" đã có trận chiến cuối cùng thành công để buộc Fed phải xem xét lại những chi phí thực tế mà thất nghiệp gây ra đối với xã hội và nhiều cá nhân đã bị nền kinh tế bỏ lại phía sau.

Nhưng giờ đây, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã buộc các "bồ câu" phải chấp nhận rằng lạm phát là mối đe dọa lớn hơn thất nghiệp. Đó là một sự thay đổi lớn trong một tổ chức không ít xê dịch như Fed.

"Biểu đồ chấm" tháng 12/2021 chính là căn cứ để xác định các thành viên "bồ câu" đã hóa thành "diều hâu". Đây là dạng biểu đồ mà hàng quý các quan chức Fed đưa ra dự báo biến động lãi suất trong ngắn, trung hạn, và dài hạn. Biểu đồ chấm tháng 12 cho thấy tất cả các nhà hoạch định chính sách của Fed đều chung nhận định rằng lãi suất phải được tăng lên cho đến khi "kẻ thù" lạm phát bị đánh bại.

Trong dự báo được công bố hôm 15/12, các thành viên có bản tính "diều hâu" mạnh nhất của Fed đã nâng dự báo lãi suất trung hạn của họ từ 1,63% lên 2,13% vào cuối năm 2023 và từ 2,63% lên 3,13% vào cuối năm 2024. Thậm chí, 5 "diều hâu" mạnh nhất của Fed cho rằng cơ quan này sẽ phải đẩy lãi suất cho vay lên trên mức cân bằng dài hạn được giả định là 2,5%.

Còn những thành viên "bồ câu" của Fed hoàn toàn "xóa cờ chơi lại" bằng việc đưa ra những dự báo hoàn toàn mới. Năm thành viên "bồ cầu" từng dự báo rằng lãi suất cơ bản sẽ tăng từ 0 đến 2 lần vào cuối năm 2023, thì nay đã dự đoán lại rằng mức tăng này sẽ gấp tới 4 hoặc 5 lần. Đến cuối năm 2024, họ dự báo lãi suất sẽ tăng gấp 7 lần, thay vì gấp 2 - 4 lần như trước.

Trước đây, những thành viên "bồ câu" của Fed tin rằng lạm phát tăng cao sẽ tự điều chỉnh giảm, nhưng nay họ đều rằng lãi suất huy động cần phải đẩy cao lên rất nhiều lần mới có thể đánh bại được lạm phát.

Lạm phát Mỹ tăng cao nhất trong gần 40 năm
Bộ Lao động Mỹ vừa công bố lạm phát của nước này trong tháng 11/2021 đã tăng cao nhất kể từ năm 1982, điều này làm gia tăng áp lực lên đà phục...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư