
-
Sẽ thực hiện chế độ công vụ, công chức thống nhất từ Trung ương đến cấp xã
-
Bộ Công thương lưu ý doanh nghiệp kiểm soát xuất xứ nguyên vật liệu
-
Hưng Yên: Tăng trưởng GRDP quý I/2025 vượt so với kịch bản
-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93%
-
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương
Yên tâm làm ăn
Niềm tin và không khí hào hứng thế chỗ cho những phân vân, lo ngại về môi trường kinh doanh Việt Nam, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cam kết đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho các tổ chức, doanh nghiệp (DN), người nước ngoài công tác, làm việc, học tập, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam sau sự việc một số kẻ quá khích phá hoại tài sản DN vừa qua.
“Hệ thống chính trị của Việt Nam đủ sức thực hiện quyết tâm này”, Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại VBF.
![]() | ||
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh (bên trái) cho biết, Việt Nam sẽ tiếp tục tạo môi trường hấp dẫn hơn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp (Ảnh: Đức Thanh) |
Riêng với khoảng 20 DN Đài Loan chưa quay trở lại sản xuất, đích thân Thủ tướng Chính phủ đã thông báo quyết định cùng với chính quyền các địa phương bàn bạc cụ thể với từng DN để đưa ra một phương án sớm phục hồi sản xuất có lý, có tình, phù hợp và được hai bên đồng tình.
“Chúng tôi đang nhận được sự chia sẻ, đồng thuận của các DN. Mong các bạn ủng hộ để giải quyết thật tốt sự cố không mong muốn này”, Thủ tướng Chính phủ nói.
Sự khác biệt này thể hiện khá rõ khi so sánh những phát biểu thực tế tại VBF và các dự thảo phát biểu được gửi tới Ban Thư ký VBF trước đó khoảng 1 tuần. Thậm chí, ý kiến chính thức của bà Liu Mei Teh, Tổng hội trưởng Tổng hội Thương gia Đài Loan tại VBF hoàn toàn khác với Dự thảo.
“Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã cho chúng tôi thấy sự quyết tâm đầy hiệu quả trong sự giải quyết vấn đề. Cuộc gặp với Thủ tướng Chính phủ đã cho chúng tôi cảm nhận được những nỗ lực hỗ trợ DN, nhất là các vấn đề an ninh. Tôi không muốn phải nhắc lại những điều này nữa. Chúng tôi muốn Chính phủ Việt Nam thu hút thêm nhiều nhà đầu tư, giữ chân các nhà đầu tư hiện có lâu dài hơn. Điều này phụ thuộc vào hành động của Chính phủ”, bà Liu Mei Teh chia sẻ quan điểm.
Ông Andrew Simon, Giám đốc khu vực Công ty Tài chính quốc tế (IFC) cũng đồng quan điểm khi cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã đúng khi đưa ra cam kết chào đón và đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư.
Cơ hội tự chủ
Đẩy nhanh các hiệp định thương mại mới đang được cộng đồng DN nhìn nhận có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho DN và nền kinh tế, đặc biệt là trong việc hạn chế sự phụ thuộc quá lớn vào thương mại với Trung Quốc.
Không những thế, thông điệp Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường một cách đầy đủ, chủ động đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại VBF đã được giới đầu tư chia sẻ.
Tuy nhiên, dẫn con số 80% ưu đãi thuế quan của các hiệp định thương mại bị các DN Việt Nam bỏ lỡ, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã kiến nghị Chính phủ phải để tâm đến lý do tại sao.
“Theo khảo sát của chúng tôi, có hai lý do chính. Một là, DN không có thông tin. Hai là, DN biết nhưng không có khả năng vượt qua rào cản về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện về quy tắc xuất xứ… để thâm nhập thị trường. Như vậy, nhiều ưu đãi thuế quan mà Việt Nam đã đảm phán bị vô hiệu”, ông Lộc nói.
Đây không phải là lần đầu việc tận dụng được quá ít cơ hội từ những hiệp định thương mại mà Việt Nam là thành viên được nhắc tới. Song, các nhà đầu tư mong rằng, sẽ không có sự lỡ tàu đáng tiếc như vậy trong những năm tới, khi hàng loạt hiệp định thương mại thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), các hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu, Hàn Quốc… sắp đến hồi kết.
“Đề nghị Chính phủ có phương án đàm phán mềm dẻo, nhưng kiên quyết về các lợi ích xuất khẩu của DN, bao gồm các vấn đề về ưu đãi thuế quan, quy tắc xuất xứ phù hợp với cơ cấu, phương thức sản xuất; các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), vệ sinh dịch tễ (SPS) hợp lý, khoa học và không bị lạm dụng…, trong đó đặc biệt chú trọng đàm phán các cơ chế tiếp cận thị trường cho nông sản, nhằm đa dạng hóa thị trường đối với sản phẩm nhạy cảm và hiện phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc”, ông Lộc kiến nghị.
Đây là lý do khiến hầu hết hiệp hội DN đề nghị xây dựng cơ chế để tư vấn, hướng dẫn DN về các nội dung cam kết thương mại thông qua, có kế hoạch nội luật hóa các cam kết trong các hiệp định thương mại...
“Chúng tôi mong muốn môi trường kinh doanh minh bạch, sự tương tác giữa cơ quan nhà nước, giữa bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội được tăng cường”, ông Marc Townsend, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam phát biểu.
Bảo Duy
-
Quý I/2025, GDP ước tăng 6,93% -
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc, nhưng cần cẩn trọng với rủi ro bị Mỹ áp thuế đối ứng 46% -
“Soi” tình hình thực hiện “khoán tăng trưởng” của các địa phương -
Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 -
Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ -
CPI tháng 3/2025 giảm 0,03%, kéo CPI bình quân tăng chậm lại -
Tăng trưởng GDP quý I ước đạt 6,93%, cao nhất giai đoạn 2020-2025
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển