
-
Central Retail Việt Nam tổ chức kết nối cung cầu cho 37 doanh nghiệp TP. Huế
-
Singapore mở cửa thị trường với sản phẩm thịt và trứng gia cầm Việt Nam
-
Hà Nội tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025
-
Doanh nghiệp F&B và bài toán tránh tăng giá gây sốc cho khách hàng
-
Nguồn cung cà phê toàn cầu giảm, xuất khẩu cà phê Việt hưởng lợi -
Chiến lược đẩy mạnh phát triển thương hiệu và giá trị cho hàng Việt Nam
![]() |
Khoai lang dự kiến là mặt hàng thứ 12 được xuất chính ngạch sang Trung Quốc. |
Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), cho biết cơ quan chức năng Việt Nam đã nộp hồ sơ để mở cửa xuất khẩu chính ngạch khoai lang, bưởi và dừa vào thị trường Trung Quốc.
Dự kiến, khoai lang sẽ là mặt hàng tiếp theo được phía Trung Quốc xem xét cho mở cửa xuất khẩu chính ngạch vào thị trường này.
Theo kế hoạch, trong tuần này, Trung Quốc sẽ khảo sát trực tuyến kiểm tra vùng trồng cũng như cơ sở đóng gói của Việt Nam để xem xét chấp thuận cho sản phẩm xuất chính ngạch.
Theo lãnh đạo Cục Bảo vệ Thực vật, khoai lang được trồng nhiều ở Vĩnh Long, Long An, Đà Lạt, Tây Nguyên...
Hiện Việt Nam có 11 loại quả được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, bao gồm thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải, sầu riêng và chanh dây.
Gần nhất, Trung Quốc đã mở cửa nhập khẩu chính ngạch với sầu riêng của Việt Nam, đồng thời sau gần 6 năm đàm phán, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu thí điểm quả chanh leo Việt Nam bắt đầu từ tháng 7/2022 qua 7 cửa khẩu thuộc tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc, bao gồm Hữu Nghị quan, Pò Chài, Ga Đường sắt Bằng Tường, Bằng Tường, Đông Hưng, Long Bang và Thủy Khẩu.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 8 tháng đầu năm nay, xuất khẩu rau quả Việt Nam đạt gần 2,2 tỷ USD, giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trên 967 triệu USD, giảm 32,4% so với cùng kỳ.
Riêng đối với mặt hàng khoai lang, 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 20,6 triệu USD, giảm 21,8% so với cùng kỳ 2021.
Những năm qua, thị trường tiêu thụ chính của khoai lang là Trung Quốc, nhưng việc xuất khẩu vẫn qua đường tiểu ngạch, ẩn chứa nhiều rủi ro cho nhà vườn và doanh nghiệp, dẫn đến điệp khúc được mùa, mất giá.
Để được xuất khẩu chính ngạch, điều kiện là phải thiết lập, xây dựng được các mã số vùng trồng và xây dựng các cơ sở đóng gói phù hợp với yêu cầu của nước nhập khẩu, tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...

-
Cần Thơ giảm tiền thuê gian hàng tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ -
Doanh nghiệp F&B và bài toán tránh tăng giá gây sốc cho khách hàng -
Ấn tượng với xuất khẩu điện tử -
Hà Nội phê duyệt giá bán nước sạch sinh hoạt của Công ty Nước sạch sông Đà -
Nguồn cung cà phê toàn cầu giảm, xuất khẩu cà phê Việt hưởng lợi -
Việt Nam tìm cơ hội tăng xuất khẩu vào thị trường hơn 1,4 tỷ dân -
Chiến lược đẩy mạnh phát triển thương hiệu và giá trị cho hàng Việt Nam
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp
-
Bất động sản cửa ngõ Bắc Sài Gòn sôi động nhờ hạ tầng và thông tin sáp nhập
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Logistics