-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
GDP là nguồn của thu ngân sách; thu ngân sách là nguồn để chi ngân sách. |
Khoan thư sức dân
“Khoan thư sức dân” có chủ đích đề cập đến thu ngân sách, thể hiện tổng hợp ở chỉ tiêu tỷ lệ thu ngân sách/GDP. Tỷ lệ này phụ thuộc vào 2 yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó GDP giống như chiếc bánh gồm nhiều phần và thu ngân sách là một phần của chiếc bánh đó. Có thể nhận diện biến động của tỷ lệ thu ngân sách/GDP qua một số trạng thái sau.
Thứ nhất, thu ngân sách/GDP giảm - có nghĩa là tốc độ tăng của thu ngân sách chậm hơn của GDP.
Nếu do tác động của chính sách miễn giảm thuế để khuyến khích đầu tư, để hỗ trợ khi các cơ sở gặp khó khăn, thách thức…, thì đó là tích cực theo xu hướng “khoan thư sức dân”.
Phải chăng, để thực hiện việc “khoan thư sức dân”, nên trong Chương trình hành động của Bộ Tài chính đề ra mục tiêu thời kỳ 2021-2026, tỷ lệ này ở mức không quá 16,3%. Theo đó, tỷ lệ mục tiêu sẽ ở mức thấp hơn tỷ lệ 24% (so với GDP chưa tính lại) hay 18,9% (so với GDP đã tính lại) của năm 2020.
Việc “khoan thư sức dân” theo trạng thái này thực hiện được chủ yếu là nhờ “chiếc bánh” GDP to ra nhanh hơn; đồng thời không lơ là trong hành thu, tức không để sót cơ sở nộp thuế, không để cho việc trốn thuế thông qua việc giấu doanh thu, giấu lợi nhuận bằng hạch toán gian lận, chuyển giá,…, hay lơ là trong việc kiểm tra, thanh tra…
Thứ hai, thu ngân sách/GDP tăng - có nghĩa là tốc độ tăng của thu ngân sách cao hơn của GDP.
Nếu do làm tốt hơn công tác hành thu, giảm thiểu số cơ sở trốn thuế, gian lận thương mại, chuyển giá…, thì thu ngân sách vẫn tăng. Khi đó, dù thu ngân sách/GDP tăng cũng vẫn đạt được mục tiêu “khoan thư sức dân” vì có GDP tăng cao, làm cho chiếc bánh GDP lớn hơn, phần dành cho thu nhập của người lao động tăng, phần dành cho cơ sở tăng, phần dành cho ngân sách nhà nước cũng tăng.
Nếu do công tác hành thu không làm tốt hơn, mà tăng các loại thuế, phí để tăng thu ngân sách, trong khi GDP tăng chậm lại, thì thu nhập bị bào mòn, mà đóng góp lại cao hơn, nên sẽ không thực hiện được việc “khoan thư sức dân”. Từ đó, chiếc bánh GDP nhỏ đi, phần chia cho ngân sách trong chu kỳ sau sẽ khó tăng lên.
Nuôi dưỡng nguồn thu
GDP là nguồn của thu ngân sách; thu ngân sách là nguồn để chi ngân sách. Ngược lại, chi ngân sách cũng góp phần vào thu ngân sách trên nhiều mặt.
Một mặt, trong tổng chi ngân sách có khoảng 30% để chi cho đầu tư phát triển (năm 2015 chiếm 31,47%, năm 2017 chiếm 27,51%, năm 2018 chiếm 27,4%, năm 2019 chiếm 25,08%, năm 2020 chiếm 30,76%). Nguồn này cộng với các nguồn khác của khu vực kinh tế nhà nước (vốn vay, vốn của các doanh nghiệp nhà nước và các nguồn khác) đã góp phần đưa tổng vốn của khu vực nhà nước chiếm trên dưới 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (năm 2015 chiếm 38%; 2016 chiếm 37,5%; 2017 chiếm 35,7%; 2018 chiếm 33,3%; 2019 chiếm 31,1%; 2020 chiếm 33,7%).
Cần nhớ rằng, vốn đầu tư phát triển là yếu tố trực tiếp quyết định tăng trưởng GDP; vốn đầu tư khu vực nhà nước hình thành các công trình trọng điểm của đất nước, đầu tư vào những ngành, lĩnh vực, vùng mà các thành phần kinh tế khác không được tham gia, hoặc không muốn đầu tư… Vấn đề đặt ra là hiệu quả đầu tư của nguồn vốn này. Để nguồn vốn này đạt hiệu quả, có nhiều việc phải làm, như quy hoạch, kế hoạch (đầu tư vào đâu), bảo đảm tiến độ giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công…
Mặt khác, trong tổng chi ngân sách, có một phần lớn để chi thường xuyên (còn gọi là chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội). Trong tổng chi thường xuyên, ngoài các khoản chi để duy trì hoạt động của bộ máy với nhiều chức năng quan trọng, còn có một số khoản chi quan trọng khác. Chi sự nghiệp khoa học và công nghệ - động lực của tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội - hiện còn chiếm tỷ trọng thấp. Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo - chìa khóa của khoa học, công nghệ - hiện chiếm trên 14% tổng chi. Đó là những khoản quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần làm tăng GDP, nên cũng là góp phần nuôi dưỡng nguồn thu.
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai
-
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào -
Năm 2024, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng 57,7% -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả