
-
Sông Đà 11 huy động vốn lớn mở rộng mảng năng lượng
-
Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM sắp phát hành hơn 76,7 triệu cổ phiếu thưởng
-
Bầu Đức hé lộ khả năng lãi cao nhất lịch sử của Hoàng Anh Gia Lai
-
Dự án quy mô 480 ha của Cao su Đồng Phú được chấp thuận đầu tư
-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu
![]() |
Dịch Covid-19 tác động đến hoạt động kinh doanh của FECON Mining |
CTCP Khoáng sản FECON (mã FCM) vừa họp HĐQT và quyết định điều chỉnh giảm 25% cả hai chỉ tiêu kế hoạch năm 2020. Doanh thu hợp nhất kế hoạch giảm từ 800 tỷ đồng xuống 600 tỷ đồng. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế cũng giảm còn 36 tỷ đồng, thấp hơn 24% so với kết quả đạt được năm 2019. Với mục tiêu trên, năm 2020 dự kiến sẽ là năm có doanh thu thấp nhất của doanh nghiệp này kể từ năm 2016 tới nay.
Nghị quyết của HĐQT không nêu rõ lý do cắt giảm kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm của Khoáng sản FECON cũng đã giải thích phần nào.
Hoạt động chính của công ty bao gồm khai thác khoáng sản và sản xuất và kinh doanh bê tông, cọc… phục vụ cho các công trình dự án. Riêng trong quý III vừa qua, doanh thu hoạt động kinh doanh chính giảm 25%. Cùng đó, nhiều khoản chi phí cũng tăng; biên lãi gộp cũng chỉ xấp xỉ 11,5% trong khi cùng kỳ mỗi 100 đồng doanh thu mang lại tới 14,3 đồng lãi gộp. Lợi nhuận sau thuế quý III do vậy giảm hơn một nửa còn 7,03 tỷ đồng. Giải trình về kết quả này, ông Phạm Trung Thành, Giám đốc công ty, cho biết tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp đã khiến các dự án lớn dừng thi công theo Chỉ thị của Thủ tướng về cách ly toàn xã hội.
Thêm cú rơi sâu của quý III, kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm giảm tới hơn 30%. Doanh thu thuần đến nay đạt hơn 403 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ và mới chỉ hoàn thành 67% kế hoạch. Mục tiêu lợi nhuận cũng không khá hơn khi mới chỉ 27,7 tỷ đồng lãi ròng, giảm 35% so với cùng kỳ năm trước và hoàn thành 77% kế hoạch sau điều chỉnh.
Từ đầu năm đến nay, quy mô tài sản của Khoáng sản FECON cũng có xu hướng giảm nhẹ, xấp xỉ 815,5 tỷ đồng vào ngày 30/9. Các khoản vay nợ ngân hàng cũng thu hẹp so với với trước. Hiện vốn điều lệ của công ty vẫn duy trì ở mức 410 tỷ đồng. Sau thương vụ M&A cách đây 2 năm, CTCP Đầu tư Phan Vũ, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công cọc nền móng và bê tông đúc sẵn, tiếp tục là cổ đông lớn nhất sở hữu 51% cổ phần. CTCP FECON hiện nắm 10,95% vốn điều lệ doanh nghiệp này.

-
Nam Việt lên kế hoạch với nhiều tham vọng -
Đức Long Gia Lai gần 8 năm chưa trả hết nợ trái phiếu -
Vinaconex muốn bán toàn bộ 51% vốn tại Vinaconex ITC -
Công ty chứng khoán tăng vốn để tìm động lực cạnh tranh và phát triển -
Cảng Phước An: Cổ đông đề nghị trả cổ tức, minh bạch giao dịch với bên liên quan -
Chứng khoán Tiên Phong có tân Chủ tịch HĐQT, đặt kế hoạch doanh thu 1.379 tỷ đồng -
Nhiệt điện Phả Lại lên tiếng về việc dây chuyền 1 kinh doanh thua lỗ liên tục
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025