
-
Sun Group đề xuất làm tuyến đường ven sông và tuyến metro theo hình thức BT tại TP.HCM
-
Bộ Xây dựng yêu cầu rà soát đề xuất quy hoạch đường sắt Hà Nội - Quảng Ninh
-
Cộng hưởng sức mạnh để hút vốn FDI
-
Chỉ đạo nóng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
-
Bước đầu thống nhất xây dựng cầu Cần Thơ 2 vượt sông Hậu quy mô 6 làn xe -
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Vân Phong
![]() |
Các đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Nhà máy xử lý-tái chế chất thải rắn Tasco Củ Chi. (Ảnh: Xuân Dự/TTXVN) |
Nhà máy xử lý - tái chế chất thải rắn Tasco Củ Chi có tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, do Công ty cổ phần Tasco làm chủ đầu tư.
Dự kiến, công trình sẽ đưa vào sử dụng sau 24 tháng xây dựng và có thời gian khai thác, vận hành đến tháng 6/2057. Công suất thiết kế của nhà máy đạt 500 tấn/ngày, về lâu dài có thể nâng công suất theo yêu cầu tiếp nhận nguồn rác thải của thành phố.
Ông Châu Phước Minh, đại diện chủ đầu tư cho biết Nhà máy xử lý - tái chế chất thải rắn Tasco Củ Chi áp dụng công nghệ chuyển hóa rác thành điện năng với hiệu suất cao, không phát tán mùi hôi, giảm thiểu phát thải ô nhiễm.
Nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại tận dụng rác hữu cơ để sản xuất phân hữu cơ chất lượng cao, tận dụng tro xỉ để sản xuất gạch không nung, tận dụng nước rỉ rác để phát điện, khí thải từ nhà máy đạt tiêu chuẩn châu Âu (EU 2000) với hệ thống quan trắc online 24/24 giờ.
Nhà máy được thiết kế và xây dựng theo hướng công viên cảnh quan có bố trí lối đi để người dân địa phương tham quan, kiểm tra hoạt động của nhà máy.
Đánh giá về dự án Nhà máy xử lý - tái chế chất thải rắn Tasco Củ Chi, ông Asko Ojaniemi, chuyên gia xử lý chất thải đến từ Phần Lan cho biết đây là nhà máy được xây dựng theo mô hình “Làng kinh tế tuần hoàn” của châu Âu với mục tiêu hướng đến chất thải bằng 0.
Các tổ chức môi trường của Phần Lan sẽ hỗ trợ về tư vấn, kỹ thuật để nhà máy trở thành một mô hình thành công trong việc thực hiện biến chất thải thành nguồn nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất ra những sản phẩm phục vụ đời sống.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hiện thành phố thải ra hơn 9.000 tấn chất thải rắn mỗi ngày, trong đó 76% được xử lý bằng biện pháp chôn lấp, 14,7% tái chế nhựa và 9,3% đốt không phát điện.
Thành phố đang đẩy mạnh kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực xử lý rác thải với công nghệ tiên tiến, nhất là chuyển hóa rác thành điện năng, hướng đến mục tiêu đến năm 2020, tỷ lệ rác chôn lấp giảm xuống còn 50%, đến năm 2050 giảm còn 20%.
Với mục tiêu đó, việc xây dựng Nhà máy xử lý - tái chế chất thải rắn Tasco Củ Chi đáp ứng đúng nhu cầu của thành phố với việc áp dụng các công nghệ cao biến rác thải thành những sản phẩm có ích phục vụ đời sống.

-
Chỉ đạo nóng của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại công trường cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh -
Bước đầu thống nhất xây dựng cầu Cần Thơ 2 vượt sông Hậu quy mô 6 làn xe -
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Vân Phong -
Flamingo Golden Hill: Tâm điểm đầu tư mới tại vùng trọng điểm du lịch Ninh Bình -
Chủ tịch Khánh Hòa kêu gọi nhà đầu tư cùng viết nên chương mới đầy hứa hẹn -
Việt Nam sắp có trung tâm tài chính quốc tế với cơ chế cạnh tranh -
Giao bổ sung kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương cho 4 địa phương
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh
-
Sun Casa Square đẩy mạnh thi công, dự kiến bàn giao vào cuối năm 2025
-
DXMD Việt Nam tiếp tục ghi danh vào Top 10 sàn giao dịch bất động sản xuất sắc Việt Nam
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới