
-
Quý I/2025, GRDP Quảng Ninh tăng 10,91%
-
Bộ Công thương: Mỹ áp thuế 46% với hàng Việt là không công bằng
-
Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu quan điểm về việc Hoa Kỳ áp thuế đối ứng
-
Sẽ xử lý hành vi gian lận để hoàn thuế thu nhập cá nhân
-
Bộ Tài chính sau hợp nhất: Sắp tới sẽ ngày càng tốt lên, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn -
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể
![]() |
Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, với các thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, thủy sản, các loại trái cây. Tuy nhiên, vùng Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của cả nước.
Bên cạnh đó, vùng này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức do tác động của biến đổi khí hậu, các hoạt động phát triển ở thượng nguồn châu thổ, và mặt trái từ hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, khai thác sử dụng tài nguyên với cường độ cao, thiếu bền vững, gây ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng.
Để giải quyết các vấn đề, thách thức của vùng, Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng song Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu của Chính phủ đã đề ra 5 nhóm giải pháp tổng thể, trong đó có nhóm giải pháp về xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển bền vững đồng bằng song Cửu Long thích ứng với biến đối khí hậu.
Việc quy hoạch đã đề ra những mục tiêu cụ thể như quy hoạch phải phù hợp với điều kiện của vùng; giải quyết đồng bộ các vấn đề chồng chéo, mâu thuẫn có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh; phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế so sánh của vùng, biến thách thức thành có hội trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các nước ASEAN và Tiểu vùng sông Mê Kong.
Cùng với đó, Quy hoạch mới cần chuyển từ “sống chung với lũ” sang “chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn”, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý tiềm năng tài nguyên nước lợ, nước mặn ở vùng ven biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội...
Thực hiện Nghị quyết số 120, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức lập quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong khuôn khổ của tiểu dự án 6, thuộc hợp phần 1, dự án chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững Đồng bằng sông Cửu Long do Ngân hàng Thế giới tài trợ.
Để khởi động cho việc lập quy hoạch, sáng nay 10/5, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo khởi động lập quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm thảo luận về các vấn đề chính mà quy hoạch vùng cần giải quyết.
Trên cơ sở Luật Quy hoạch được Quốc hội ban hành năm 2017 và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quy hoạch vừa được Chính phủ ban hành ngày 07/5/2019, dự án lập quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ là dự án đầu tiên thí điểm việc tổ chức lập quy hoạch vùng theo cách tiếp cận tích hợp đa ngành của Luật Quy hoạch.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lê Quang Mạnh cho biết, để việc tổ chức lập và triển khai thực hiện quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thành công, đồng bộ và hiệu quả, cần có sự tham gia tích cực, có trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành và địa phương, sự đồng thuận, ủng hộ của doanh nghiệp và cộng đồng trong quá trình lập và tổ chức thực hiện quy hoạch.
“Việc lập quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo cách tiếp cận mới, phương pháp mới được kỳ vọng sẽ mang đến tầm nhìn mới, cơ hội mới, đưa vùng Đồng bằng sông Cửu Long vươn lên trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước. Từ đó, đón đầu các xu thế phát triển toàn cầu trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long bền vững trên cả 3 phương diện kinh tế - xã hội - môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.”, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh cho hay.
Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng chia sẻ, để đảm bảo tiến độ được giao theo Nghị quyết số 120 của Chính phủ, Thứ trưởng Lê Quang Mạnh cho biết, việc tổ chức lập quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến sẽ được thực hiện trong thời gian khoảng 20 tháng và hoàn thành vào tháng 12/2020. Đây sẽ là quy hoạch vùng đầu tiên được lập theo quy định của Luật Quy hoạch, có phạm vi ảnh hưởng không chỉ đối với các tỉnh, thành phố của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mà còn có ý nghĩa lan tỏa đối với việc lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 trên phạm vi cả nước.

-
Bộ Tài chính sau hợp nhất: Sắp tới sẽ ngày càng tốt lên, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn -
Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân sẽ đề xuất nhiều giải pháp mạnh mẽ, cụ thể -
Bộ Tài chính: Bình quân mức thuế xuất khẩu của Mỹ vào Việt Nam chỉ khoảng 15% -
Công nghiệp tiếp tục là trụ đỡ cho tăng trưởng của Quảng Nam -
Quý I/2025, GRDP Hải Phòng tăng 11,07%, xếp thứ 6 cả nước -
TP.HCM mời doanh nghiệp đăng ký làm nhà ở thương mại theo cơ chế thí điểm -
Chính phủ thành lập tổ phản ứng nhanh sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn