Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 01 tháng 05 năm 2024,
Khơi dòng tiềm năng xuất khẩu sang Nga
Vân Linh - 07/09/2014 09:51
 
() Liên bang Nga từng là thị trường truyền thống của Việt Nam và là quốc gia tập trung số lượng lớn người Việt Nam sinh sống, học tập và làm ăn.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Nông sản cũng phải lo "đánh bắt xa bờ"
Việt Nam và Nga ký MOU về thăm dò dầu mỏ
Nga quan tâm đặc biệt về giao thương với Việt Nam
Cơ hội vàng đưa hàng Việt sang Nga
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ đối tác với LB Nga
Thời điểm vàng hợp tác đầu tư Việt – Nga

Cùng với mối quan hệ hữu nghị thân thiết đã có trong lịch sử, Liên bang Nga đang trở thành một thị trường giàu tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, kim ngạch xuất nhập khẩu chưa tương xứng với tiềm năng của 2 nước.

  Khơi dòng tiềm năng xuất khẩu sang Nga  
  Xuất khẩu sang Liên bang Nga còn hạn chế dù Nga đang trở thành một thị trường giàu tiềm năng phát triển  

Phát biểu tại Tọa đàm “Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư – thương mại vào thị trường Liên bang Nga” diễn ra tại TP.HCM cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Công thương, ông Đỗ Thắng Hải cho rằng, hiện đã có 17 dự án của doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào thị trường Nga, chủ yếu là dầu khí và may mặc. Trong khi đó, tiềm năng đối với thị trường này còn rất lớn, nên doanh ngiệp Việt Nam có cơ hội xem xét đầu tư trong thời gian tới.

Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, tiềm năng thị trường Nga lớn, nhưng kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường này vẫn còn hạn chế. Vì thế, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước. Trong đó, với du lịch, số lượng du khách đến từ Nga ngày càng tăng.

Đánh giá về triển vọng hợp tác phát triển Việt – Nga, ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho rằng, thị trường Nga có tiềm năng vô cùng to lớn về tài nguyên thiên nhiên. Chỉ trong vòng 5 năm 2008-2012, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gấp 2 lần, với tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 28%. Riêng năm 2013, kim ngạch trao đổi giữa hai nước đạt gần 2,76 tỷ USD, tăng 12,61% so với năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Nga 1,91 tỷ USD và nhập khẩu từ Nga đạt 0,85 tỷ USD.

“Với việc ký kết AFTA giữa Việt Nam và Liên minh hải quan (Nga, Belarus, Kazakhstan), kim ngạch thương mại hai chiều kỳ vọng có thể đạt 12 tỷ USD vào năm 2018, gấp 3 lần giai đoạn 2008-2012”, ông Trần Bắc Hà nói và cho rằng, với tâm lý ưa chuộng sản phẩm tiêu dùng phong phú từ các nước châu Á và không khắt khe về chất lượng, Nga sẽ tiếp tục là thị trường quan trọng của Việt Nam.

Còn về hợp tác đầu tư, tính đến hết tháng 6/2014, Nga có 101 dự án FDI tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký hơn 2 tỷ USD, đứng thứ 18 trong tổng số các quốc gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Ngược lại, Việt Nam đầu tư vào Nga 17 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 2,4 tỷ USD. Trong thời gian tới, các nhà đầu tư Việt Nam - Nga sẽ tiến hành mở rộng hợp tác trong chế biến gỗ, nông - thủy sản Việt Nam tại Nga và lắp ráp ô tô, khai thác đá ở Việt Nam.

Ông Hà cho rằng, chính việc ký kết khu kinh tế tự do giữa hai nước trong thời gian tới sẽ góp phần nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu của hai bên. Đồng thời, việc đẩy mạnh xúc tiến đầu tư thương mại vào Nga cũng sẽ đón đầu cơ hội từ việc Việt Nam ký kết AFTA với Liên minh hải quan. Tuy nhiên, theo ông Hà, cần có một cơ chế tháo gỡ thủ tục vay vốn cho khu vực đầu tư ra nước ngoài, để giảm thiểu chi phí lãi vay,  hỗ trợ hiệu quả kinh doanh cho các ngân hàng Việt Nam.

Kỳ vọng vào lợi thế tiền tệ, BIDV kỳ vọng, TP.HCM và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sẽ là các trung tâm cung cấp hàng may mặc, da giày, nông thủy sản… cho thị trường Nga trong thời gian tới.

“Các bộ, ngành sớm trình Chính phủ giải pháp thanh toán song phương VND và đồng Ruble. Nếu có hình thức thanh toán song phương trực tiếp hai đồng bản tệ là VND (Việt Nam) và Ruble (Nga), giá trị thương mại Việt Nam năm 2016 sẽ tăng 15% so với năm 2008 khi các hiệp định thuế quan giữa hai quốc gia được thông qua năm 2015”, ông Trần Bắc Hà nhận định.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư