-
Thông qua Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương -
Vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào -
Mưa lớn ở miền Bắc gây gián đoạn cấp điện tại nhiều nơi -
Thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác triển vọng giữa Việt Nam và Nga trong thời gian tới -
Nghiên cứu mở rộng mô hình hợp tác liên doanh giữa Việt Nam và Mozambique -
Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Mozambique
(baodautu.vn) Mang 87,6 triệu USD vốn đầu tư tới Hòa Bình, BTG Holding S.R.O (Slovakia) đang kỳ vọng sẽ sớm triển khai xây dựng Nhà máy Sản xuất Bia Tiệp tại KCN Lạc Thịnh (Hòa Bình). Theo kế hoạch, nhà máy này sẽ được khởi công xây dựng vào cuối năm nay, để đến tháng 1/2016 có thể đi vào hoạt động sản xuất ổn định, với công suất 190 triệu lít bia/năm.
Trong khi đó, sớm hơn, Công ty TNHH Tân Cao Thâm (Trung Quốc) lại tới Lào Cai để xây dựng một nhà máy chế biến cao su thiên nhiên thành cao su tổng hợp, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 330 triệu USD. Cũng ở Lào Cai, Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt - Trung, liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS), Công ty Khoáng sản Lào Cai (LAMICO) và Công ty cổ phần Gang thép Côn Minh (KISC), đã cam kết đầu tư 337,5 triệu USD để khai thác mỏ sắt Quý Xa, sản lượng 3 triệu tấn/năm và sản xuất thép với công suất giai đoạn I là 500.000 tấn/năm.
Dự án Tổ hợp công nghệ cao của SamSung tổng vốn 2 tỷ USD tại Thái Nguyên là một trong số ít dự án FDI lớn đầu tư vào khu vực Tây Bắc
Ở khu vực Tây Bắc, theo ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), không nhiều dự án FDI quy mô lớn, lớn nhất là những dự án vừa kể trên.
Ngoài ra, có thể kể đến Dự án Mỏ Nikel Bản Phúc, 87 triệu USD, do Amr Nikel Limited (Cook Island) đầu tư tại Sơn La, với mục tiêu thăm dò khai thác và chế biến quặng niken, quặng đồng tại Bản Phúc, Sơn La. Hay Dự án Miwon Việt Nam, 40,5 triệu USD, do ông Kentjana Widjaja và Daesang Corp (Hàn Quốc) hợp tác đầu tư tại tỉnh Phú Thọ, sản xuất - kinh doanh mì chính, bột canh, nước chấm.
Cũng có thể nhắc tới một dự án khá đình đám cách đây chưa lâu, đó là Khu du lịch Hoàng Đồng Lạng Sơn, 51,5 triệu USD, do hai Việt kiều tại Đài Loan đầu tư, với mục tiêu xây dựng khách sạn 5 sao, sân golf, trò chơi điện tử có thưởng tại Lạng Sơn...
Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, tính đến hết tháng 2/2013, tổng vốn FDI đã cấp phép của các tỉnh Tây Bắc đạt 2,47 tỷ USD. Ngoài các dự án đã hết hạn hoặc giải thể, toàn vùng có 243 dự án còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký trên 2,2 tỷ USD.
Tính theo địa bàn, thì Lào Cai hiện là tỉnh dẫn đầu về thu hút FDI, với 31 dự án, tổng vốn đầu tư hơn 809 triệu USD, chiếm 12,8% tổng số dự án và 36,6% tổng vốn đầu tư đăng ký của toàn vùng. Tiếp đến là Phú Thọ, với 80 dự án, vốn đăng ký 455,8 triệu USD. Hòa Bình đứng thứ 3, với 31 dự án, tổng vốn đầu tư 399 triệu USD.
“Đây là con số rất đáng trân trọng đối với vùng đất còn nhiều khó khăn như Tây Bắc. Cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, sự nỗ lực vận động của các địa phương, nguồn lực này đã và đang được sử dụng hiệu quả để cải thiện kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống cho người dân nơi đây”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh bình luận và cho rằng, muốn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, thì Tây Bắc phải làm sao thu hút được đầu tư cả trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, FDI vào Tây Bắc hiện khá khiêm tốn, ít dự án quy mô lớn và các bước triển khai cũng chưa được như kỳ vọng. Khoảng giữa năm 2011, nhà đầu tư Tsinghua Construction & Engineering Company Limited (Đặc khu hành chính Ma Cao) đã đề xuất triển khai Dự án Thành phố Hoàng Gia, 4 tỷ USD, trên địa bàn hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ, ở khu vực đầm Vân Hội, diện tích 1.664 ha.
Vào thời điểm đó, cả Phú Thọ và Yên Bái đã đặt rất nhiều hy vọng vào dự án quy mô lớn này, với khách sạn 5 sao, biệt thự nghỉ dưỡng, sân bay trực thăng, khu vui chơi có thưởng dành cho người nước ngoài. Tuy nhiên, từ đó đến nay, chưa có thêm bất kỳ thông tin nào liên quan đến Dự án. Và đầm Vân Hội đầy tiềm năng phát triển vẫn đang chờ được đánh thức.
Và cũng không chỉ đầm Vân Hội, mà cả Vùng Tây Bắc rộng lớn cũng đang chờ được đánh thức. Khu vực này được đánh giá là có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành khai thác, chế biến khoáng sản, thủy điện và năng lượng tái tạo, công nghiệp vật liệu xây dựng, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên, cản trở lớn nhất đối với khu vực này hiện nay là cơ sở hạ tầng kém, giao thông giữa các vùng không thuận tiện, điện, nước một số nơi chưa đầy đủ…
Bởi vậy, theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để tăng cường thu hút vốn FDI vào khu vực Tây Bắc, một trong những yếu tố then chốt là nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng khu vực.
Trong đó, các công trình quan trọng như điện, công trình giao thông, thông tin liên lạc toàn vùng; nâng cấp xây dựng các tuyến giao thông nối từ các trung tâm kinh tế văn hóa lên các vùng cao, nối giữa các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc và giữa các khu đông dân cư trong vùng với các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.
Nguyên Đức
-
Mưa lớn ở miền Bắc gây gián đoạn cấp điện tại nhiều nơi -
Thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác triển vọng giữa Việt Nam và Nga trong thời gian tới -
Nghiên cứu mở rộng mô hình hợp tác liên doanh giữa Việt Nam và Mozambique -
Nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Mozambique -
Hợp tác liên nghị viện là trụ cột rất quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Nga -
Hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho 5 tỉnh khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 -
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước kêu gọi phát huy mạnh mẽ “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam
- Japfa trao 300 phần quà hỗ trợ học sinh đến trường
- NashTech tự hào đón nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất châu Á" lần thứ tư liên tiếp
- Chính thức khai trương siêu thị FujiMart mới tại TTTM Diamond Plaza, 25 Lê Văn Lương, Hà Nội
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”