Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Khởi nghiệp trong mắt người trẻ
D.Ngân - 27/03/2022 12:38
 
Một nữ sinh ở Lào Cai cho rằng, khởi nghiệp là một triết lý sống, khẳng định mình và được thử thách, kiểm nghiệm năng lực bản thân.

Kỳ vọng của thế hệ trẻ

Nhiều học sinh, sinh viên chia sẻ mong muốn được tạo điều kiện để tiếp cận sớm với các kiến thức, kỹ năng về tư duy, sáng tạo khởi nghiệp.

Nữ sinh Nguyễn Minh Anh phát biểu tại sự kiện Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ 4. 

Là một học sinh đang được sống và học tập tại một tỉnh vùng cao biên giới - nơi cửa ngõ biên cương phía Tây Bắc của Tổ quốc sinh sinh Nguyễn Minh Anh, lớp 12D1, Trường THPT số 1 TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho biết mình may mắn khi không chỉ được trang bị kiến thức mà còn được tham gia vào rất nhiều hoạt động, sân chơi bổ ích, được sống với những đam mê và khát vọng.

Một trong những chương trình giúp minh Anh thay đổi tư duy, nhận thức, dám nghĩ, dám làm để biến ước mơ, ý tưởng thành hiện thực đó chính là được tham gia vào các dự án “khởi nghiệp” ngay ở lứa tuổi học sinh.

Cách đây một năm, Minh Anh đã cùng các học sinh trong toàn quốc được tham gia cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp - SV Startup lần thứ III do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Nhóm của Minh Anh tham gia với dự án “Chuỗi cung ứng và kinh doanh các sản phẩm từ củ Hoàng Sin Cô bản địa” và đoạt được giải Ba. 

Tại sự kiện Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ 4, nữ sinh Trường THPT số 1 TP Lào Cai (tỉnh Lào Cai) cho rằng, mục tiêu của khởi nghiệp không chỉ thuần túy là một con đường kiếm sống, tạo dựng sự nghiệp mà còn là một triết lý sống, khẳng định mình và được thử thách, kiểm nghiệm năng lực bản thân. 

Trong thời gian tới, Minh Anh thể hiện mong muốn Bộ Giáo dục và Đào tạo có định hướng chỉ đạo các trường phổ thông triển khai nhiều hoạt động thúc đẩy khởi nghiệp hơn nữa. 

Một trong những hoạt động có thể làm được ngày là các nhà trường tạo điều kiện cho học sinh được học, được tiếp cận với các kiến thức, kỹ năng về tư duy, sáng tạo khởi nghiệp từ sớm. 

Từ đó, học sinh có thể tự phát hiện được khả năng của bản thân, tự nhận thức được những xu hướng tiềm tàng về kinh doanh và khi học tiếp lên đại học có thể lựa chọn được đúng ngành, đúng nghề.

Bên cạnh đó, cần có các chương trình trải nghiệm định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp thực tế thật bài bản, nghiêm túc, có định hướng để học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học để tạo nên những dự án khởi nghiệp hoặc định hướng được nghề nghiệp.

Còn Dương Thế Long, sinh viên năm nhất trường đại học VinUni thì cho rằng, phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được Đảng, Nhà nước định hướng chỉ đạo rất cụ thể bởi nhiều chủ trương lớn trong những năm gần đây.

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam đã có một bước tiến rất dài. Chúng ta đã có trên 60 quỹ đầu tư mạo hiểm, hơn 70 không gian làm việc chung dành cho start-up trong các trường đại học, trên 3.000 doanh nghiệp start-up thành công.

Các nhà trường cũng đã triển khai thực hiện rất nhiều các hoạt động hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp qua đó, có rất nhiều bạn trẻ, học sinh, sinh viên, đặc biệt từ học sinh phổ thông đã được khơi dậy khát vọng, tinh thần khởi nghiệp để cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tuy nhiên, Dương Thế Long cho rằng, công tác này tại các nhà trường vẫn còn một số hạn chế. Đa số các phong trào khởi nghiệp của sinh viên hiện nay chỉ phát triển tại chính trường đại học mà sinh viên theo học, làm giảm đi sự kết nối giữa sinh viên các khối trường khác nhau và chính vì thế, thiếu đi những mắt xích quan trọng trong việc phát triển mô hình, dự án khởi nghiệp.

Bên cạnh đó, quan sát thấy trong khuôn khổ cuộc thi SV.Startup, Dương Thế Long nhận thấy, sinh viên giữa các mùa thi chưa có cơ hội được kết nối với nhau. 

Các đội thi năm nay thường không biết về các đội thi của năm trước, hoặc đôi khi, thậm chí còn không biết về các đội sẽ tham gia thi với mình. Chính vì thế, cuộc thi thiếu đi sự giao lưu, kết nối, học hỏi kinh nghiệm từ các đội thi đi trước, những đội đã có kinh nghiệm vững vàng hơn.

Vì thế, Long rất mong các bộ, ban, ngành và các cơ quan có thẩm quyền có thể hỗ trợ, thúc đẩy và tạo dựng sự kết nối cho các sinh viên trên khắp cả nước bằng việc xây dựng một hệ thống website kết nối ngay trên nền tảng website của Đề án 1665.

Hiện nay, công nghệ và nguồn nhân lực tại Việt Nam về công nghệ thông tin đang rất phát triển, nên việc xây dựng một nền tảng website là hoàn toàn trong tầm tay. 

Sinh viên Dương Thế Long cho rằng công tác khởi nghiệp tại các nhà trường vẫn còn một số hạn chế. 

Tại đây, các sinh viên có thể đăng tải thông tin cá nhân của mình, ghép đội với các nhóm khởi nghiệp, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước trên khắp mọi miền tổ quốc, thậm chí là các sinh viên Việt Nam trên toàn thế giới.

Xuất phát từ những khó khăn gặp phải khi khởi nghiệp của bản thân, Dương Thế Long đề xuất các nhà trường cần mạnh dạn thay đổi, nội dung chương trình để tạo điều kiện cho mọi học sinh, sinh viên được sớm tiếp cận với các nội dung về đổi mới, sáng tạo khởi nghiệp. 

Nam sinh viên cho rằng, tinh thần khởi nghiệp, văn hóa doanh nhân và khát vọng cống hiến cần sớm được trang bị cho học sinh, sinh viên ngay từ bậc học phổ thông.

Song song đó, các nhà trường đặc biệt là các trường đại học cần tăng cường cơ sở vật chất giúp sinh viên sớm được thực hành, trải nghiệm, sáng tạo với các dự án khởi nghiệp ngay từ trong nhà trường. Có chính sách hỗ trợ các bạn sinh viên có phát minh, sáng kiến được đăng ký phát minh và quyền sở hữu trí tuệ.

Các bộ, ban, ngành có thẩm quyền, các doanh nghiệp và nhà trường có thể tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội được kết nối với những người cố vấn, những vườn ươm và các quỹ khởi nghiệp.

“Chúng em cũng mong muốn có nhiều Quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ hơn nữa giúp sinh viên có những nguồn vốn mồi để ban đầu có thể hỗ trợ chúng em hoàn thiện các ý tưởng dự án và có kinh phí để triển khai các sản phẩm mẫu”, Dương Thế Long chia sẻ.

Kinh nghiệm quý từ các “đàn anh”

Trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên, Diễn đàn “Khơi nguồn cảm hứng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và tiềm năng khởi nghiệp của học sinh, sinh viên theo nhóm ngành” thu hút sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.

Tại sự kiện, anh Lê Yên Thanh, Founder, CEO Phenikaa Maas đã có những chia sẻ về trải nghiệm của mình trong quá trình khởi nghiệp. 

Khởi nghiệp là một triết lý sống, khẳng định mình và được thử thách, kiểm nghiệm năng lực bản thân.

Anh Thanh cho biết với dự án khởi nghiệp nghiệp đầu tiên của mình chính là dự án giao thông công cộng ở TP.HCM, dự án này mình đã đưa đi thi lúc còn là sinh viên, sau khi quyết định khởi nghiệp từ nó mình đã nghiên cứu và phát triển lên mô hình kinh doanh vào 2020. 

Thời điểm Covid-19, nhưng dự án của mình được 1,5 triệu USD vốn từ tập đoàn Phenikaa. Hiện nay đã thành Phenika Maas đang trong giai đoạn phát triển.

Chia sẻ về quá trình khởi nghiệp của mình anh Thanh nói, nhiều người hỏi làm sao để khởi nghiệp không thất bại thực sự rất khó. Bởi mỗi người để đi đến sự thành công họ có một cách riêng của mình không ai giống ai.

Được biết, năm 2016 tốt nghiệp đại học, anh Thanh đã tham gia các dự án khởi nghiệp của một số công ty, ở đó anh đã học được cách triển khai công việc, quy trình khởi nghiệp. Bởi vậy, anh Thanh quan niệm, mỗi người sau khi tốt nghiệp đại học họ sẽ có những chuyên môn và thế mạnh khác nhau.

Theo anh Thanh, từ một kỹ sư công nghệ đến khởi nghiệp và nay trở thành CEO bản thân anh phải trải qua rất nhiều công việc.

Bởi vậy anh Thanh đưa ra lời khuyên đối với các bạn mới khởi nghiệp cần phải chuẩn bị mọi thứ rõ ràng, nghiên cứu định hướng phát triển của công ty và sản phẩm của công ty mình hướng đến là gì.

Đặc biệt chú trọng vào 3 yếu tố cốt lõi để thành công.

Thứ nhất là kỹ năng chuyên môn (công nghệ, quản trị công ty, khách hàng).

Thứ hai là tài chính bản phải có tài chính.

Thứ ba là mối quan hệ bởi lúc khỏi nghiệp mình phải gọi vốn, để gọi được vốn đó thì cần có các mối quan hệ.

Các doanh nhân trẻ đang chia sẻ về con đường khởi nghiệp.

“Khi chuẩn bị kỹ được ba yếu tố đó mình hạn chế được thấp nhất rủi ro có thể xảy ra trong quá trình khởi nghiệp của mình. Nếu chuẩn bị không kỹ, rủi ro và tỷ lệ thất bại rất cao”, anh Thanh nhấn mạnh.

Còn theo anh Nguyễn Trọng Hoàng Việt, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần công nghệ Techainer, thời trẻ anh chưa có ý định thành lập công ty sớm.

Tuy nhiên sau khi đạt giải Nhất về sinh nghiên cứu khoa học ở trường đại học, rồi tham dự một số cuộc thi về khởi nghiệp dành cho sinh, từ đó anh và bạn bè có ý tưởng biến sản phẩm dự thi thành sản phẩm thực tế để đưa ra thị trường và con đường khởi nghiệp bắt đầu.

“Va vấp đầu tiên là sự khác biệt giữa ý tưởng dự thi với ý tưởng được triển khai, chẳng hạn như khi triển khai thì khách hàng góp ý là nên điều chỉnh thế này thế kia, thành ra sản phẩm trở nên rất khác với ý tưởng ban đầu”, anh Hoàng Việt nhấn mạnh.

Các nguồn vốn tiếp tục đầu tư vào công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Dự báo trong năm 2022, các nguồn vốn sẽ tiếp tục đầu tư vào những công ty khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam, bên cạnh sự tham gia rót...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư