
-
Chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nửa cuối năm 2025
-
Số tài khoản chứng khoán cán mốc 10% dân số, gần 200.000 cá nhân mở mới trong tháng
-
HNX chính thức dừng tiếp nhận niêm yết cổ phiếu mới
-
Khối ngoại mạnh tay giải ngân tuần đầu tháng 7, VN-Index tiến gần mốc 1.390 điểm
-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan
![]() |
Vietcombank mất ngôi vương vốn hóa sau phiên điều chỉnh chung của nhóm ngân hàng |
VN-Index giảm 5,14 điểm (-0,37%) xuống còn 1.372,53 điểm. Chỉ số sàn HNX và UPCoM giảm mạnh hơn nhưng vẫn dưới 1%. Cụ thể, HNX-Index đóng cửa giảm 0,78% xuống 316,24 điểm, UPCoM-Index giảm 0,56% xuống 89,71 điểm.
Tuy nhiên, đà giảm chung của hai sàn này đến từ một số cổ phiếu trụ cột. Số lượng mã cổ phiếu giảm giá lại ít hơn số mã tăng. Điển hình trên sàn HNX, cổ phiếu SHB giảm 2,18% so với hôm qua là nguyên nhân chính kéo tụt HNX-Index. Còn tại sàn UPCoM, VGI dẫn dắt và là yếu tố chính “dìm” chỉ số chung.
![]() |
Sàn chứng khoán Việt Nam đóng cửa trong sắc đỏ |
Tại sàn HoSE, số mã giảm cao áp đảo (232 mã tăng/173 mã giảm). Tính riêng nhóm VN-30, 17/30 cổ phiếu giảm giá. Tương tự sàn HNX, nhóm cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh đã tác động tiêu cực đến cả VN-Index. Cổ phiếu Vietcombank và BIDV dẫn dắt đà giảm của VN-Index. Đà hồi phục không kéo dài lâu, vị trí ngôi vương vốn hóa vừa chuyển sang VIetcombank không lâu nhưng đã lại về tay Vingroup.
CTG, TCB hay cổ phiếu của vua thép Hòa Phát vừa mới hồi phục ở phiên cuối tuần trước đến nay lại quay đầu giảm và đều nằm trong top 10 cổ phiếu kéo chỉ số giảm điểm.
Không riêng cổ phiếu ngân hàng, xét rộng hơn trong nhóm tài chính, sắc xanh cũng trở nên hiếm hoi. Chưa đến chục cổ phiếu trong nhóm này tăng giá như STB, MBB ở mảng ngân hàng; VIX, VND, PSI ở mảng chứng khoán. Trong nhóm bảo hiểm, cũng chỉ có PTI đóng cửa trong sắc xanh.
Cổ phiếu của Novaland hôm nay tăng tới 5,83%, là yếu tố kéo chỉ số tăng nhiều nhất. Top 10 cổ phiếu kéo chỉ số tăng phiên nay còn gồm một số cổ phiếu có quy mô vốn hóa không quá lớn nhưng lại tăng mạnh như HNG tăng kịch biên độ, BHN hay PPC tăng trên 5%.
Trong phiên giảm hôm nay, thanh khoản thị trường lại giảm chủ yếu do sự suy giảm trên sàn HoSE. Tổng giá trị giao dịch ba sàn đạt 27.528 tỷ đồng, giảm 5,8% so với cuối tuần trước. Toàn sàn chỉ có hai cổ phiếu đạt mức thanh khoản nghìn tỷ gồm HPG (1.169 tỷ đồng) và VPB (1.028 tỷ đồng).
Khối ngoại bán ròng mạnh, xấp xỉ 1.112 tỷ đồng. Trong đó, NVL và HPG là hai cổ phiếu bị bán mạnh nhất, đều trên 300 tỷ đồng. Đều chịu áp lực bán lớn từ khối ngoại nhưng hai cổ phiếu diễn biến trái chiều. Hai cổ phiếu được khối ngoại tích cực giải ngân gồm VHM và VCB lại cũng đều đóng cửa trong sắc đỏ.

-
Cổ phiếu ngân hàng giúp quỹ ngoại PYN Elite Fund lãi tốt trong tháng 6 -
Khối ngoại hào hứng gom hàng kỷ lục, chứng khoán nhẹ nỗi lo âu về thuế quan -
Sắc xanh áp đảo, VN-Index vượt qua mốc 1.380 điểm -
Thị trường chứng khoán Việt Nam và triển vọng nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9/2025 -
KITA Invest chi gần 800 tỷ đồng tất toán 3 lô trái phiếu trước hạn -
Chủ tịch Tập đoàn Xuân Thiện hiện diện ở một công ty chứng khoán -
Thị trường tài chính số sẽ có nhiều đột phá sau động thái hợp tác của loạt ông lớn
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower