-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An
Khu sản xuất của Công ty Mtex (Khu chế xuất Tân Thuận, TP.HCM). Ảnh: Lê Toàn |
Ngày 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Nghị quyết 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19. Nghị quyết xác định rõ mục tiêu là cần tập trung khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Đây là một bước đi rất đáng hoan nghênh của Chính phủ trong bối cảnh các doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn trong khi đơn hàng sản xuất đang bắt đầu được chuyển ra khỏi Việt Nam.
Trong cuộc gặp giữa cộng đồng doanh nghiệp Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam cho biết, 18% các doanh nghiệp trong ngành sản xuất đã chuyển dịch một phần đơn hàng hoặc nhu cầu sản xuất sang các nước khác. 16% doanh nghiệp cũng đang cân nhắc điều này.
Tuy nhiên, từ nghị quyết đi vào cuộc sống sẽ cần thời gian, mà thời gian là thứ doanh nghiệp đang thiếu. Đến nay, vẫn chưa có một kế hoạch khôi phục kinh tế cụ thể được đưa ra, mà cụ thể và rõ ràng là thứ các doanh nghiệp chờ đợi nhất.
Cần định hình tư duy quản lý công cho đúng
Mùa sản xuất cao điểm giao hàng cho mùa đông ở Mỹ và châu Âu đã bắt đầu. Việc các doanh nghiệp của châu Âu chuyển đơn hàng đi là dễ hiểu. Nếu nhìn vào các báo cáo về tình trạng thiếu hàng và tăng giá ở châu Âu và Mỹ, thì chúng ta có thể dễ dàng thông cảm cho họ. Không thể sản xuất trong khi giá hàng tiêu dùng ở châu Âu và Mỹ đang không ngừng tăng lên thì họ phải tìm cách giải quyết vấn đề nguồn cung bằng mọi giá.
Trước tình hình đó, rõ ràng, việc khôi phục sản xuất là rất quan trọng, bởi nếu trì hoãn lâu hơn, thì không chỉ đơn hàng, mà vốn đầu tư nước ngoài cũng có thể chảy đi nơi khác.
Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham tại Việt Nam cho biết, tuy việc chuyển các đơn đặt hàng là quyết định tạm thời của các doanh nghiệp, nhưng nếu giãn cách xã hội tiếp tục kéo dài tại các địa phương thêm 2-3 tháng nữa hoặc lâu hơn, cùng với thiếu vắc-xin tiêm cho người lao động, chuỗi cung ứng đứt đoạn và dịch bệnh không được kiểm soát…, thì việc có doanh nghiệp nước ngoài rời đi “hoàn toàn có thể xảy ra”.
Một vấn đề gây quan ngại ở đây chính là tư duy “mở cửa trở lại thì sẽ tăng mạnh ca bệnh”. Nghị quyết 105/NQ-CP xác định rõ mục tiêu là khôi phục sản xuất đi đôi với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19 sẽ dễ khiến nhiều địa phương, đơn vị thực thi vẫn có tâm lý ngại khôi phục sản xuất một cách thực chất, vì ca bệnh sẽ tăng mạnh và buộc doanh nghiệp phải cam kết chịu trách nhiệm khi ca bệnh tăng. Đây là chuyện đá quả bóng trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra.
Tuy nhiên, cần nhìn nhận cho đúng tình hình cũng như tinh thần của Nghị quyết 105/NQ-CP. Khôi phục sản xuất không đồng nghĩa là bỏ giãn cách xã hội. Những nước như Anh, Hàn Quốc, theo tìm hiểu của người viết, vẫn luôn duy trì sản xuất trong khi giãn cách xã hội. Nói cách khác, khôi phục sản xuất và giãn cách xã hội có thể chung sống, chỉ là liều lượng giãn cách và cách làm mà thôi.
Chẳng hạn, khi tỷ lệ tiêm ít nhất một mũi vắc-xin ở TP.HCM đã khá cao, thì việc khôi phục sản xuất an toàn là khả thi. Nhưng quan trọng là cần phải có một chiến lược rõ ràng và nhất quán ở cấp độ cả nước. TP.HCM khôi phục sản xuất, nhưng vận chuyển liên tỉnh không thông suốt, thì TP.HCM cũng không thể phục hồi sản xuất được.
Nghị quyết 105/NQ-CP đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Bộ Giao thông - Vận tải trong hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ và đường thuỷ toàn quốc, liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa thông suốt. Thế nhưng, thực tế cho thấy, có những tỉnh, vùng vẫn đang làm khó, “chặn xe”, đến nỗi Bộ Giao thông - Vận tải phải nêu đích danh 8 tỉnh phát sinh giấy phép con, làm khó lưu thông hàng hoá.
Liệu với Nghị quyết mới, tình trạng có cải thiện không? Rõ ràng, vấn đề không đến từ chính sách, hay quyết tâm của Chính phủ, mà đến từ việc tư duy quản lý công không được đả thông trong chuyện đảm bảo sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân với kiểm soát dịch bệnh. Khi tư duy “cứ cho xe chạy, mở cửa sản xuất trở lại, sẽ tăng mạnh ca bệnh” còn đó trong cách nghĩ của nhiều nhà quản lý cấp địa phương, thì vấn đề sẽ khó giải quyết.
Ngoài ra, như các doanh nghiệp đã phản ánh nhiều lần, các mô hình sản xuất an toàn trước đây có nhiều khuyết điểm, khiến doanh nghiệp gánh chịu chi phí quá lớn và kết quả là nhiều doanh nghiệp thà không sản xuất nữa. Các doanh nghiệp EU tại Việt Nam đề nghị Chính phủ sửa mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” đang khiến hầu hết doanh nghiệp khó khăn, đặc biệt là về chi phí và khi doanh nghiệp muốn thay thế mới số công nhân đã ở lại nhà máy thời gian dài.
Vấn đề kế hoạch sản xuất có nhiều khuyết điểm như hiện nay, suy cho cùng, cũng xuất phát từ tư duy sợ ca bệnh tăng mạnh. Trong khi đó, mục tiêu tối thượng lúc này là giảm tử vong và số ca cần nhập viện. Khi các công nhân đã tiêm được một mũi vắc-xin và tạo được kháng thể, thì họ sẽ được bảo vệ ít nhiều khi bị nhiễm virus. Vấn đề là cần có chăm sóc y tế tại chỗ, theo dõi tình hình ở cấp cơ sở để công nhân yên tâm và cũng để có phản ứng kịp thời nhằm giảm tử vong. Nguồn lực nên tập trung vào đó, chứ không phải tập trung vào chặn xe, vào nghĩ cách “giăng dây”, phong tỏa và đòi doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm nếu ca bệnh tăng.
Do đó, rất cần một quyết tâm chính trị và giải pháp cả về chính trị để đả thông tư duy quản lý của các địa phương trong bối cảnh này, nếu không, Nghị quyết khôi phục sản xuất sẽ khó đi vào cuộc sống.
Cần một kế hoạch rõ ràng, nhất quán và khẩn cấp
Nghị quyết 105/NQ-CP có thể nói là đã mở ra cơ chế để giải quyết vấn đề khôi phục sản xuất. Tuy nhiên, chúng ta cần có một kế hoạch rõ ràng, đặc biệt là nhất quán, không “sáng ra chiều sửa”. Nếu không, doanh nghiệp không thể thực hiện sản xuất được.
Chẳng hạn, theo điều tra gần đây của EuroCham, hơn một nửa doanh nghiệp cho hay, không có hướng dẫn cụ thể của cơ quan quản lý và chính quyền về việc họ cần làm gì khi xuất hiện các ca F0 tại nhà máy. Còn gần 2/3 doanh nghiệp đề nghị cần có quy tắc tập trung của Chính phủ cho hoạt động kinh doanh, thay vì để các địa phương tự quyết định.
Những phản ánh này cho thấy rõ vấn đề là tính nhất quán và rõ ràng không được đảm bảo trong các chính sách cho sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh trước đây. Mà sửa chữa chúng thì cần phải có những hướng dẫn cụ thể và rõ ràng.
Ở Anh, Chính phủ có quy định rõ ràng bộ quy tắc an toàn trong sản xuất trên website của Chính phủ để các doanh nghiệp tuân thủ và PHE (Public Health England) chịu trách nhiệm làm đầu mối đưa ra hướng dẫn cụ thể để gỡ rối cho từng loại hình sản xuất, kinh doanh.
Ở Việt Nam, cần chỉ rõ cơ quan nào sẽ là đầu mối đó và sẽ chỉ nên có một đầu mối duy nhất chứ không phải 63 đầu mối ở 63 tỉnh, thành phố. Nên nhớ, một doanh nghiệp có thể có rất nhiều cơ sở sản xuất ở các tỉnh, thành phố khác nhau.
Những điều này cần làm và cần làm ngay, khẩn cấp.
Chính phủ yêu cầu một loạt giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp trình ngay trong tháng 9/2021. Nhưng e rằng, chỉ mới trình thì quá trễ và sẽ làm lỡ hoàn toàn cơ hội đơn hàng sản xuất mùa đông ở Mỹ và châu Âu. Giải pháp mới nên được thông qua ngay trong tháng 9, chứ không nên chỉ là trình thôi.
Bài viết triển khai thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19.
Xem thêm nội dung TẠI ĐÂY!
-
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Kon Tum thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 -
Ban hành Nghị định quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi -
Khởi động dự án trung tâm thương mại Aeon Mall 6.000 tỷ đồng tại Đồng Nai
-
Phấn đấu khởi công dự án hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên trong quý III/2025 -
Hải Dương điều chỉnh quy mô, số lượng, quy hoạch một số khu, cụm công nghiệp -
Đề xuất điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An -
Đà Nẵng cấp chủ trương đầu tư 10 dự án mới, tổng vốn hơn 24.300 tỷ đồng -
T&T Group đầu tư dự án điện gió đầu tiên tại Lào -
Năm 2024, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tăng 57,7% -
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả