Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Không đầu tư "Thành phố thông minh" theo phong trào
Tú Ân - 03/12/2015 16:47
 
Ngày 3/12, Hội thảo quốc tế về CNTT mang chủ đề “Việt Nam khai phá tiềm năng CNTT - Tạo sức bật mới cho tăng trưởng và phát triển” diễn ra tại Hà Nội đã thu hút sự tham gia của của hơn 400 lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên gia.

Để tìm hiểu mức độ sẵn sàng của các thành phố đang phát triển tại Việt Nam cho hành trình hướng tới “Thành phố thông minh” và các ưu tiên cũng như rào cản khi phát triển “Thành phố thông minh”, Hội Tin học Việt Nam, trường Chính sách công Lý Quang Diệu và Tập đoàn Microsoft đã tiến hành khảo sát nghiên cứu 10 thành phố, bao gồm: Biên Hòa, Đà Lạt, Hạ Long, Hà Tĩnh, Huế, Lào Cai, Mỹ Tho, Nha Trang, Thanh Hóa, Vinh.

Nội dung nghiên cứu đi sâu vào 5 thành phần cấu thành của thành phố thông minh, đó là: quản trị thông minh, nền kinh tế thông minh, phát triển nguồn nhân lực thông minh, hạ tầng cơ sở thông minh và phát triển bền vững.

 Cuộc khảo sát cho thấy cả 10 thành phố đều có chuyển biến đáng kể về nhiều mặt trong quản lý và phát triển thành phố, đặc biệt là nâng cấp hạ tầng CNTT-TT và phát triển kinh tế tư nhân. Các thành phố đều có thuận lợi là người dân có ý thức cao trong đầu tư vào giáo dục cho con cái, ủng hộ chính sách cải cách mở cửa của Chính phủ. Tuy nhiên, hầu như tất cả các thành phố đều gặp nan giải về tai nạn giao thông, kiểm soát tham nhũng, và ngăn chặn tội phạm, tệ nạn xã hội.

Điều đáng lưu ý, trong các ưu tiên hàng đầu cho phát triển thành phố thông minh, kết quả khảo sát cho thấy theo người dân, nâng cấp năng lực bộ máy quản lý Nhà nước cấp thiết hơn thu hút đầu tư nước ngoài; minh bạch hoạt động chính phủ còn quan trọng hơn cung cấp dịch vụ Chính phủ trực tuyến; trao thêm quyền dân chủ cho người dân cấp thiết hơn trồng cây xanh và cải thiện môi trường; chống tham nhũng bức thiết hơn cả việc chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Các chuyên gia tại Hội thảo cho rằng, "Thành phố thông minh" là xu thế phát triển của các đô thị hiện đại. Nhưng với điều kiện và hiện trạng cụ thể của các đô thị ở Việt Nam, Việt Nam cần xác định rõ đâu là lĩnh vực đột phá, trọng điểm, có tính khả thi cao để triển khai, tránh đầu tư ồ ạt, dàn trải theo phong trào sẽ gây lãng phí lớn.

r
Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông tại Hội thảo quốc tế về CNTT “Việt Nam khai phá tiềm năng CNTT - Tạo sức bật mới cho tăng trưởng và phát triển”.

 

Ông Nguyễn Thành Hưng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông  cho rằng, Việt Nam có nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển, xây dựng các thành phố thông minh do có nhiều thành phố phát triển năng động như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ…Hội thảo sẽ là dịp để các chuyên gia trao đổi, thảo luận, nhìn lại, đánh giá những nỗ lực, kết quả phát triển chung CNTT-TT  cũng như nhìn nhận xu hướng phát triển đô thị điện tử, thành phố thông minh của thế giới và đề xuất áp dụng tại Việt Nam.

"Chúng tôi mong muốn hướng tới hình thành và phát triển được nhiều đô thị điện tử, phát triển thành công Chính quyền điện tử tại Việt Nam với mục tiêu tối thượng hướng tới sự minh bạch và phục vụ người dân tốt hơn”, ông Hưng chia sẻ

Ông Eduardo Araral, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công Lý Quang Diệu cũng hoàn toàn nhất trí về tầm quan trọng của việc xây dựng các thành phố thông minh tại Việt Nam: "CNTT là chìa khóa của mọi thứ. Con đường đến tương lai được quyết định bởi các thành phố thông minh, đô thị thông minh".

Đà Nẵng: Đầu tư 103 triệu USD xây dựng hệ thống giao thông thông minh
Tại buổi làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng đã đề xuất WB bổ sung thêm 103 triệu USD...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư