
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
-
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử
![]() | ||
Lãi suất kỳ hạn ngắn 1 - 2 tháng được nhiều ngân hàng hạ xuống 5 - 6%/năm - mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Ảnh: Đức Thanh |
Huy động vốn vẫn bình thường
Tuần qua, thị trường ngân hàng chứng kiến làn sóng giảm lãi suất ồ ạt của các ngân hàng thương mại. Theo đó, lãi suất kỳ hạn ngắn 1 - 2 tháng được nhiều ngân hàng hạ xuống còn 5 - 6%/năm - mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua. Cùng với sự tiên phong của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã vào cuộc, với mức giảm lãi suất nhẹ hơn, còn khoảng 7 - 7,3%/năm.
Lãnh đạo các ngân hàng thương mại cổ phần cho rằng, trong bối cảnh tín dụng hầu như không tăng trưởng, thì việc cắt giảm lãi suất là đương nhiên. Tuy vậy, hạ lãi suất xuống mức 5% như Agribank hay 6%/năm như BIDV và VCB, thì không phải ngân hàng nào cũng thực hiện được.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư điện tử, ông Phạm Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Vietcombank cho hay, ngân hàng này cắt giảm lãi suất xuống 6%/năm từ ngày 6/5. Tuy nhiên, cho đến nay, huy động vốn của ngân hàng này vẫn diễn ra bình thường, không có dấu hiệu sụt giảm.
Cũng theo ông Dũng, việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cắt giảm một loạt lãi suất điều hành sẽ giúp các ngân hàng thương mại tiếp cận được nguồn vốn rẻ, tiết giảm chi phí và hạ thêm lãi suất cho vay. Các ngân hàng thương mại cổ phần cũng ủng hộ quyết định giảm lãi suất điều hành, giữ nguyên trần lãi suất huy động của NHNN. Ông Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch HĐQT LienVietPostBank cho rằng, trần lãi suất 7,5%/năm như hiện nay là hợp lý, đảm bảo sự hấp dẫn của tiền đồng.
Quyết định hạ lãi suất điều hành, giữ nguyên trần lãi suất huy động của NHNN cũng được giới chuyên gia đánh giá cao. Việc giữ nguyên trần lãi suất huy động vừa tránh được sự xáo trộn trong hệ thống, vừa đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, song cũng tạo sự phân hóa rõ nét trong hệ thống ngân hàng. Với NHNN, mục tiêu hạ lãi suất cho vay cũng có thể thực hiện được qua lãi suất điều hành. Trên thực tế, mức lãi suất dưới 7%/năm chỉ được các ngân hàng áp dụng với kỳ hạn dưới 3 tháng. Còn các kỳ hạn khác vẫn được duy trì ở mức 7 - 8%/năm. Trong bối cảnh đầu tư, kinh doanh khó khăn như hiện nay, đây vẫn là mức lợi tức có thể chấp nhận được.
Lãi vay cao nhất chỉ còn 13%/năm
Sau quyết định hạ thêm 1% lãi suất điều hành và trần lãi suất cho vay với 5 lĩnh vực ưu tiên của NHNN, hàng loạt ngân hàng thương mại cho biết, họ sẽ hạ mạnh lãi suất cho vay, bắt đầu từ hôm nay (ngày 13/5).
Ông Phạm Quang Dũng, Phó tổng giám đốc Vietcombank khẳng định, từ ngày 13/5, Vietcombank hạ lãi suất với tất cả khoản cho vay cũ về mức 13%/năm. Các khoản cho vay ngắn hạn với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh thông thường chỉ còn 11%/năm. Trong khi đó, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó tổng giám đốc Agribank cho biết, Agribank sẽ bị sụt giảm lợi nhuận nặng nề khi giảm lãi suất cho vay, nhưng vẫn quyết tâm giảm để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp. Tại thời điểm ngày 10/5, dư nợ khoản vay có lãi suất 13 - 15% của Agribank chiếm khoảng 48%. Tuy nhiên, từ ngày 13/5, tất cả khoản vay cũ tại Agribank có lãi suất cao nhất chỉ 13%/năm. Cùng với đó, lãi cho vay với lĩnh vực ưu tiên thậm chí giảm còn 5 - 8%/năm, cho vay trung và dài hạn với sản xuất thông thường tối đa là 11,5%...
Việc ngân hàng ồ ạt hạ lãi suất là hệ quả của tình trạng ế vốn kéo dài. Dù vậy, các ngân hàng cũng không dám kỳ vọng tín dụng sẽ bật tăng trở lại, bởi yếu tố quyết định tín dụng là tổng cầu, năng lực hấp thụ của nền kinh tế.
“Qua gặp gỡ với các doanh nghiệp, chúng tôi thấy, một bộ phận lớn doanh nghiệp đang mắc nợ nhiều do hàng tồn kho lớn, tiêu thụ chậm. Vì vậy, sự vào cuộc của NHNN và ngân hàng thương mại để giảm lãi suất cho vay là cần thiết. Tuy nhiên, để việc giảm lãi suất phát huy hiệu quả, Chính phủ và các bộ, ngành cần vào cuộc tích cực hơn để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, giải phóng hàng tồn kho, xử lý nợ xấu”, ông Lê Đức Thọ, Phó tổng giám đốc VietinBank kiến nghị.
Hà Tâm

-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, chuyển quyền “quyết” cho vay đặc biệt
-
ĐHĐCĐ PVcomBank: Chuyển đổi số mạnh mẽ, nâng cao trải nghiệm khách hàng
-
ĐHCĐ ABBank: Mục tiêu lãi trước thuế đạt 1.800 tỷ đồng
-
Chính phủ chỉ đạo nóng, yêu cầu tăng cường thanh tra, không để xảy ra đầu cơ, thao túng thị trường vàng
-
Agribank đẩy mạnh tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản -
Trình Quốc hội hỗ trợ 5.000 tỷ đồng ngân sách tăng vốn cho Ngân hàng Hợp tác xã -
ĐHĐCĐ VietinBank: Không chia cổ tức tiền mặt, tăng vốn điều lệ lên 77.671 tỷ đồng -
Vàng miếng SJC tiếp tục đà tăng cao lên đỉnh lịch sử -
Tận hưởng lễ lớn với hàng loạt ưu đãi từ Sacombank -
Bỏ cơ chế “room” tín dụng cho nhiều nhóm ngân hàng -
Ngân hàng Nhà nước đã có dự thảo phương án cơ cấu lại SCB
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu