
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Bên ngoài trụ sở Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tại Tokyo. Ảnh: AFP |
Hãng tin Bloomberg dẫn kết quả thăm dò cho biết, có đến 42/43 nhà kinh tế tin rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ vào ngày 18/1 tới - thời điểm mà cơ quan này dự kiến công bố báo cáo triển vọng kinh tế.
Tuy nhiên, không ít chuyên gia khác lại lưu ý rằng vẫn chưa thể loại trừ khả năng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ hành động mạnh mẽ hơn.
Thông điệp của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đến nay vẫn chưa rõ ràng kể từ sau khi tăng gấp đôi trần lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm vào tháng 12/2022. Cụ thể, đồng yên đã tăng giá 4,8% trong ngày 20/12 khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nâng trần lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên 0,5%, từ mức 0,25%. Trong khi đó, trái phiếu chính phủ Nhật Bản sụt giảm, còn tỷ lệ hoán đổi đối với khoản nợ chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm tăng lên 0,74% do các nhà đầu tư lo ngại Ngân hàng Trung ương nước này sẽ thực hiện các biện pháp tiếp theo để chấm dứt chính sách tiền tệ ôn hòa.
Từng mô tả một động thái như trên là tăng lãi suất đơn thuần, nhưng Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, ông Haruhiko Kuroda tháng trước đã lên tiếng cho rằng động thái trên nhằm cải thiện tính bền vững của khuôn khổ chương trình kích thích kinh tế.
Thống đốc Haruhiko Kuroda sẽ từ chức vào tháng 4 tới và có nhiều đồn đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ tiến tới bình thường hóa chính sách, theo Bloomberg.
Sau động thái tăng gấp đôi trần lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, giáo sư Eisuke Sakakibara từ Đại học Aoyama Gakuin (Tokyo), cựu Thứ trưởng tài chính Nhật Bản (năm 1997 - 1999), suy đoán rằng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ còn gây sốc thêm lần nữa tại cuộc họp chính sách sắp tới. Theo dự đoán của GS. Sakakibara, đồng yên sẽ tăng giá lên mức 120 JPY đổi 1 USD khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bắt đầu rút lại các thiết lập chính sách "siêu ôn hòa".
Ở một góc nhìn khác, Wall Street Journal dẫn quan điểm của nhiều nhà phân tích cho rằng, sức ép lạm phát là căn nguyên chính dẫn đến quyết định gây sốc gần đây của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản. Họ lo ngại Thống đốc Kuroda sẽ một lần nữa thay đổi chính sách một cách đột ngột mà không phát tín hiệu xem xét kỹ lưỡng nào.
Thực tế, áp lực lên kiểm soát đường cong lợi suất của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mới chỉ dâng lên kể từ tháng trước, bất chấp quyết định cho phép mở rộng dịch chuyển trái phiếu.
Ngày 13/1 vừa qua, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Nhật Bản tăng vượt trần mới 0,5% lần đầu tiên sau cuộc họp chính sách ngày 20/12/2022. Diễn biến này buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải chi 3.200 tỷ yên (tương đương 24,9 tỷ USD) mua vào trái phiếu có lợi suất cố định để kiềm chế thị trường này và đây là mức chi kỷ lục trong ngày.
Các nhà giao dịch giờ đây tin chắc rằng, bất kỳ thay đổi nào trong chính sách tiền tệ của Nhật Bản cũng đều gây bất ngờ, cho nên cuộc họp chính sách của cơ quan này trong tháng 1/2023 trở nên khó đoán.
Các nhà kinh tế của Citigroup kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ loại bỏ hoàn toàn việc kiểm soát đường cong lợi suất.
Bloomberg dẫn lời truyền thông Nhật Bản cho hay Ngân hàng Trung ương nước này sẽ đánh giá tác dụng phụ của việc nới lỏng tiền tệ trên diện rộng, châm ngòi cho các động thái đầu cơ hơn nữa của giới đầu tư.
Giới thạo tin nói với Bloomberg rằng, các quan chức Ngân hàng Trung ương Nhật Bản nhận thấy không cần phải vội vàng đưa ra một động thái lớn khác để cải thiện hoạt động của thị trường trái phiếu và ngay bây giờ họ nên đánh giá tác động của việc điều chỉnh lợi suất vào tháng trước.
Các dự báo kinh tế hàng quý mới được công bố cùng với tuyên bố chính sách của phía Nhật Bản cũng sẽ được xem xét kỹ lưỡng. Các quan chức Nhật Bản được dự báo sẽ đưa ra triển vọng tốt hơn về tình hình giá cả trong những năm tài chính tiếp theo và dữ liệu lạm phát dự kiến công bố tuần này sẽ củng cố cho nhận định này.
Yuki Masujima, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Bloomberg Economics cho rằng: "Để đẩy lùi áp lực thị trường từ một động thái bình thường hóa chính sách sớm, chúng tôi cho rằng, BOJ có thể thông báo rằng họ sẽ theo dõi cẩn trọng tỷ giá hoán đổi đồng yên trong một chiến thuật kích thích mới".

-
Mỹ bắt đầu áp thuế cơ sở 10% đối với tất cả đối tác thương mại
-
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chia sẻ về "cuộc điện đàm rất hiệu quả" với Tổng Bí thư Tô Lâm
-
Trung Quốc áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ từ ngày 10/4
-
Giới phân tích chỉ ra 2 ưu tiên của Trung Quốc khi ứng phó với thuế quan Mỹ
-
WTO cảnh báo tác động từ các biện pháp thuế mới của Mỹ với thương mại toàn cầu -
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort