-
Kỳ vọng "nổ" nhiều “bom tấn” IPO, 47,5 tỷ USD sẽ đổ vào thị trường khoán -
VIS Rating kỳ vọng điều kiện kinh doanh cải thiện trong năm 2025 -
Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025 -
Cảng Đình Vũ chốt quyền tạm ứng cổ tức tỷ lệ 30% bằng tiền -
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm
Bởi qua một năm kinh doanh khó khăn như 2012, nhiều DN không về đích kế hoạch lợi nhuận, phần lớn kế hoạch chia cổ tức đều có sự sa sút. Riêng ngành bất động sản, chỉ mới 20% doanh nghiệp thực hiện chi trả cổ tức như đã cam kết, còn lại, tình trạng khất lần, điều chỉnh giảm, thậm chí bỏ ngỏ khả năng chi trả cố tức xảy ra khá phổ biến. Đặc biệt, phần lớn các DN đều lên kế hoạch chia cổ tức năm 2013 sa sút so với năm 2012.
DN có nỗi khổ và cổ đông ít nhiều thông cảm. Dù vậy, cổ đông chưa bao giờ quên cổ tức, bởi đây là quyền lợi trực tiếp mà họ có thể nhận được từ DN. Ngoài ra, theo một số NĐT, đây là cách để cổ đông đo lường mức độ tình nghĩa, chia sẻ của DN với cổ đông. Bởi thực tế, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, TTCK trồi sụt như năm qua, số NĐT gặt hái lợi nhuận từ thị trường không nhiều, đa số phải ngậm ngùi nhìn danh mục đầu tư của mình suy giảm, thua lỗ. Nếu có thêm nguồn tiền từ cổ tức bù vào, NĐT sẽ ít nhiều được an ủi.
Thay vì ngồi đợi DN “ban phát” cổ tức, cổ đông đã bắt đầu chủ động đòi quyền lợi cho mình. Tại ĐHCĐ CTCP Sản xuất thương mại May Sài Gòn (GMC), trước đề xuất của một cổ đông về việc nâng cổ tức khi Công ty có kết quả kinh doanh tăng trưởng, ĐHCĐ đã nhất trí phương án chia cổ tức 2012 là 25% bằng tiền, thay vì 20% như ban đầu. Hay một số cổ đông của CTCP Cơ điện lạnh (REE) đã tỏ thái độ không hài lòng về tỷ lệ cổ tức 16% bằng tiền, vì tỷ lệ này nhỏ hơn rất nhiều so với tỷ suất lợi nhuận của Công ty trong năm qua. Lãnh đạo REE đã phải giải thích, đưa con số phân tích, có so sánh chi tiết mới thuyết phục được cổ đông.
REE và hầu hết các DN khác đều cần vốn cho đầu tư và hoạt động. Vì thế, nếu DN được giữ lại phần lớn lợi nhuận, dòng tiền trong DN sẽ lành mạnh hơn, đỡ được chi phí đi vay. Tuy nhiên, nếu nhìn ở góc độ hài hòa lợi ích, DN cần đảm bảo quyền lợi chính đáng của cổ đông. Đó là lý do nhiều DN như CTCP Công viên nước Đầm Sen (DSN) luôn duy trì tỷ lệ cổ tức cao, dù rằng DN này cũng có nhiều dự án, hoạt động rất cần vốn. Đổi lại, DN nhận từ cổ đông sự tin tưởng, gắn bó lâu dài. Gần như mọi phương án phát hành thêm trong năm qua của các DN này đều thuận lợi.
Thực tế, mức cổ tức 30-50% không phải là cao khi so với thị giá cao của cổ phiếu, nhưng mức cổ tức này vẫn khiến cổ đông hoan hỉ. Bởi ngoài nguồn cổ tức ổn định, giới đầu tư nhận ra, chiến thuật đầu tư của họ đã bớt tính “ăn xổi ở thì”. Nếu để ý, những DN trả cổ tức cao và đều đặn đều là những DN tăng trưởng ổn định và đây cũng là những cổ phiếu có thị giá tăng đáng kể nhất thời gian qua.
Cổ đông ngày càng nhìn vào cổ tức như một tiêu chí đầu tư. DN muốn cổ đông ủng hộ mình trong mọi kế hoạch, cần phải ghi nhớ điều này.
Người quan sát
Theo ĐTCK
-
Chứng khoán HSC sắp chi gần 360 tỷ đồng trả cổ tức, tái bổ nhiệm CEO -
Lực cầu bắt đáy tăng vọt cuối phiên, VN-Index hồi phục lên 1.235 điểm -
Dư nợ cho vay margin chứng khoán sẽ còn tăng trong năm 2025 -
Góc nhìn TTCK tuần 13-17/1: Nhà đầu tư nên dừng “bán tháo” -
Kênh đầu tư 2025: Vàng là tài sản chiến lược, thêm tiền chờ cơ hội giải ngân -
CEO AFA Capital: Năm 2025 cần hết sức lưu ý tỷ giá -
Bán trên diện rộng, VN-Index giảm hơn 15 điểm trong phiên 10/1
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024