
-
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra sắp thăm chính thức Việt Nam
-
Sửa Luật, giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử
-
Thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí
-
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao
-
Gắn biển công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính, Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn TP. Hải Phòng -
Thúc đẩy hợp tác cấp địa phương giữa Hà Nội và Liên bang Nga
![]() |
Hội nghị đại biểu chuyên trách diễn ra trong hai ngày 25 và 26/3. |
Theo chương trình nghị sự, chiều 25/3 hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ thảo luận Dự thảo Luật Nhà giáo sửa đổi (Dự thảo).
Chính sách tiền lương và phụ cấp đối với nhà giáo là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm khi thảo luận tại Kỳ họp thứ 8.
Dự thảo báo cáo việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phản ánh, có ý kiến đề nghị xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo, quy định bảng lương linh hoạt theo cấp học, thâm niên của nhà giáo.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là viên chức; do vậy, lương của nhà giáo thực hiện theo thang bảng lương hành chính sự nghiệp áp dụng cho đối tượng viên chức.
Dự thảo Luật đã quy định, lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Ngoài ra, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác tùy theo tính chất công việc, theo vùng được quy định bởi pháp luật. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định xây dựng bảng lương riêng cho nhà giáo.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì việc quy định bảng lương nhà giáo linh hoạt theo cấp học cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng chính sách lương theo vị trí việc làm. Do vậy, đề nghị chưa quy định nội dung này trong dự thảo Luật.
Vẫn về tiền lương, có ý kiến đại biểu cho rằng, Dự thảo chỉ nên quy định nguyên tắc và giao Chính phủ cụ thể hóa chính sách tiền lương đối với nhà giáo phù hợp với vị trí việc làm, phù hợp với chủ trương và lộ trình đổi mới chính sách tiền lương; đề nghị quy định bảo lưu chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo.
Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng giao Chính phủ quy định chi tiết về tiền lương và phụ cấp cho nhà giáo. Việc bảo lưu phụ cấp thâm niên cho nhà giáo đã được quy định trong điều khoản chuyển tiếp còn việc xếp lương đối với người đang thực hiện chế độ tập sự, thử việc, nhà giáo thỉnh giảng sẽ được quy định chi tiết trong văn bản hướng dẫn thi hành.
Dự thảo báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng phản ánh ý kiến, việc quy định một số đối tượng nhà giáo được hưởng chính sách ưu tiên về lương và phụ cấp cao hơn so với nhà giáo khác là chưa hợp lý. Ý kiến này đề nghị rà soát lại đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên, chỉ nên thực hiện đối với nhà giáo công tác tại khu vực đặc biệt khó khăn. Việc quy định tất cả đối tượng nhà giáo là người dân tộc thiểu số được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp cao hơn là chưa phù hợp, cần quan tâm đến chính sách cho nhà giáo trong các trường chuyên biệt, gắn mức lương thụ hưởng với chất lượng đội ngũ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết đã tiếp thu, đã chỉ đạo chỉnh lý theo hướng điều chỉnh, bỏ quy định đối tượng nhà giáo là người dân tộc thiểu số đương nhiên được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn; quy định một số đối tượng như nhà giáo mầm non, nhà giáo công tác ở nơi đặc biệt khó khăn, nhà giáo thực hiện giáo dục hòa nhập và nhà giáo ở một số ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ tiền lương và phụ cấp cao hơn. Mức độ tiền lương, phụ cấp cao hơn sẽ được quy định chi tiết trong văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Về ý kiến đề nghị quy định nhà giáo mầm non, giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học được hưởng chế độ cao hơn nhà giáo ở các cấp học khác, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích, công tác chủ nhiệm lớp của nhà giáo các cấp học phổ thông nói chung, giáo viên chủ nhiệm cấp tiểu học nói riêng được coi là hoạt động kiêm nhiệm và đã được quy đổi thành số giờ/tiết dạy. Vì vậy, đối tượng này không thuộc diện được hưởng chế độ cao hơn để bảo đảm công bằng, bình đẳng giữa các nhà giáo.
Quá trình thảo luận, một số ý kiến tán thành quy định nhà giáo được tuyển dụng, xếp lương lần đầu tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, một số ý kiến còn băn khoăn, chưa đồng thuận với quy định này và đề nghị đánh giá tác động kỹ, giải trình rõ sự cần thiết của chính sách, bảo đảm khả thi, thống nhất và bình đẳng với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, dự thảo Luật được chỉnh lý theo hướng bỏ quy định xếp lương khởi điểm tăng 1 bậc đối với nhà giáo lần đầu tuyển dụng mới để bảo đảm tương quan với các viên chức, người lao động các ngành, lĩnh vực khác.
Ngoài ra, một số ý kiến đại biểu cho rằng, quy định chính sách tiền lương áp dụng đối với nhà giáo ngoài công lập không ít hơn tiền lương của nhà giáo công lập có cùng trình độ đào tạo, cùng chức danh là chưa hợp lý, vi phạm nguyên tắc tự nguyện, tự chủ của cơ sở giáo dục ngoài công lập, có thể dẫn đến việc tăng học phí và các khoản phụ thu khác, ảnh hưởng đến chính sách xã hội hóa giáo dục.
Tiếp thu ý kiến này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh sửa quy định về tiền lương của nhà giáo trong cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.
Luật Nhà giáo sừa đổi sẽ được trinh Quốc hội tiếp tục thảo luận, sau đó thông qua tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới.
-
Sửa Luật, giảm thời gian thực hiện một số bước trong quy trình bầu cử
-
Thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% đối với tất cả các loại hình báo chí
-
Rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân để kịp thời kiện toàn nhân sự cấp cao
-
Trình Quốc hội sửa Luật Ngân sách nhà nước, tiếp tục giảm thuế giá trị gia tăng
-
Gắn biển công trình Trung tâm Chính trị - Hành chính, Trung tâm Hội nghị - Biểu diễn TP. Hải Phòng -
Thúc đẩy hợp tác cấp địa phương giữa Hà Nội và Liên bang Nga -
Củng cố quan hệ chiến lược Việt - Nga qua hợp tác y tế công nghệ cao -
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển nhanh và bền vững -
Năng lượng, dầu khí có đóng góp quan trọng trong hợp tác Việt - Nga -
Thủ tướng chỉ đạo 3 vấn đề nóng trong giáo dục -
Triển khai những dự án biểu tượng cho quan hệ Việt Nam - Nga trong kỷ nguyên mới
-
Lần đầu tiên có thương hiệu sữa toàn cầu do doanh nghiệp Việt đồng sáng lập tại Úc
-
Hội nghị Đầu tư ESG Việt Nam 2025: Thúc đẩy phát triển bền vững giữa biến động toàn cầu
-
Nuôi vịt kiểu "resort" độc đáo: Thư giãn mỗi ngày, trứng sạch mỗi sáng
-
Panasonic bàn giao Trung tâm giải pháp HVAC cho Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM
-
SeABank thông báo bổ sung nội dung hoạt động vào giấy phép hoạt động
-
SeABank được vinh danh “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững”